Có 2 điểm về sách:
1. Một cuốn sách được xây dựng từ nhiều thứ khác nhau: từ ngữ, câu, cụm từ, cụm câu, rồi quan điểm, nhận định (proposition).
Trong khi câu và các cụm câu là các hạng mục thuộc về ngữ pháp, là hạng mục thuộc về ngôn ngữ thì proposition hay argument (lý lẽ, luận cứ) là những hạng mục thuộc về suy nghĩ và kiến thức.
Như vậy nếu đọc sách mà chỉ chăm chăm đọc cho hết và đọc vào mặt chữ thì có thể sẽ bỏ qua nhiều điều hay và quý giá của sách.
2. Sách về philosophy thường là những sách về suy nghĩ và nguồn cội của philosophy là questioning (đặt câu hỏi), nhưng không phải là bất cứ câu hỏi nào, các nhà triết học hỏi để hiểu chứ không phải để tìm kiếm thông tin. Trong khi phần lớn chúng ta ngày nay hỏi để có thêm thông tin chứ không phải để hiểu, điều này cũng dễ hiểu vì bản chất trường học hay công việc cũng đã góp phần lớn vào việc hình thành những thói quen (rất không tốt) này của chúng ta. Cách làm tốt: sử dụng góc nhìn của người lớn và mixed nó với sự tò mò của trẻ nhỏ = good thing.
Kết hợp cả 1 và 2: hỏi để hiểu luôn tốt hơn là hỏi để có thêm thông tin và đọc cho suy nghĩ và kiến thức sẽ tốt hơn là đọc vì câu chữ hay từ ngữ. Cả 2 điều này điều là cần thiết để có thể đọc tốt những cuốn sách mà chúng ta thích.
Comments