PART1: 7 quan niệm chưa đúng (myth) về việc kiếm việc làm và apply cho công việc.
Hiện tại mình nhận khá nhiều câu hỏi liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ, phỏng vấn xin việc và bắt đầu công việc như thế nào. Đây là 1 chủ đề rất quan trọng vì nó sẽ quyết định về sự nghiệp của 1 người và mình rất vui vì những chia sẻ của mình giúp được các bạn. Mình không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này, những chia sẻ của mình tích góp từ những kinh nghiệm mình có được khi chuẩn bị kiếm việc làm, phỏng vấn công việc, phỏng vấn người làm việc và từ những năm làm việc của mình. Mình sẽ bắt đầu viết thêm các bài hoàn chỉnh về các công tác này để mọi người có thể tham khảo và áp dụng để có thể chuẩn bị tốt hơn cho career của mình. Bài đầu tiên mình sẽ viết về những quan niệm chưa đúng (myth) mà nhiều bạn trẻ đang có hiện nay về việc kiếm việc làm và apply cho công việc. Mindset sẽ là quan trọng, nên nếu clear được những phần này thì việc chuẩn bị cho các giai đoạn sau sẽ dễ thở hơn nhiều.
Myth 1: Nộp đơn xin việc online qua các trang web tuyển dụng và các ngày hội việc làm là cách tốt nhất/duy nhất để có công việc. Có rất nhiều bạn đang theo dòng suy nghĩ này cho nên những thứ mà các bạn đang làm là “react” với công việc chứ không phải là tự tạo cơ hội và chủ động kiểm công việc cho mình eg. người ta post rồi mình apply. Phần lớn những bạn có được công việc tốt và internship tốt thường chuẩn bị rất sớm, tìm hiểu nhiều thông tin và networking để có thể có thêm thông tin, mối quan hệ để có thể chủ động plan cho career của các bạn ấy. Hiện nay ngoài các trang web việc làm còn có thêm nhiều diễn đàn, webinar, linkedin và rất nhiều hoạt động khác bạn có thể tham gia và kiếm cho mình 1 công việc tốt. Thật sự không quá khó để 1 senior có thể để ý đến bạn qua những hoạt động này, mình nhớ là có 1 người bạn đã từng offer cho 1 bạn sinh viên 1 công việc trong 1 web seminar vì bạn ấy thấy được tính proactive và năng lượng của bạn sinh viên này. Hidden job market không còn là hidden anymore, chủ yếu là mọi người nhận biết và tận dụng nó như thế nào.
Myth 2: Internship/ Công việc của bạn phải liên quan đến những thứ bạn học. Nếu được thì rất tốt, nhưng nếu không được thì mình nghĩ cũng không vấn đề gì lớn. Thực tế thì rất ít người đi làm và thành công với chỉ duy nhất 1 định hướng nghề nghiệp ngay lúc đầu, cho nên mình nghĩ không nên giới hạn bản thân và cơ hội cho mình với những ràng buộc như vậy. 1 lý do khác là internship là 1 giai đoạn để bạn có thể tiếp cận và học thêm về real world experience cho công việc, nên nếu không được chuyên ngành mà mình muốn các bạn vẫn có thể join vào những nơi mà cho bạn các transferable skills (những skills có thể chuyển đổi) để sau khi ra trường bạn có sự chuẩn bị tốt hơn cho công việc. 1 bonus của mình cho việc này là việc bạn chọn internship cho công ty nào không quan trọng bằng việc bạn internship cho ai, đúng công ty sai người thì 3 tháng của bạn cũng sẽ bị lãng phí. Myth 3: Tên trường và điểm số là yếu tố quyết định để có được công việc/ internship tốt Thực tế thì việc học trường tốt và điểm cao là 1 yếu tố quan trọng giúp bạn qua được cửa “screening” nhưng thời gian trở lại đây mình thấy xu hướng này đang giảm dần và nhiều anh chị đang tuyển dụng rất cởi mở cho “education requirements” với rất nhiều ưu tiên cho các bạn năng động, có soft skills tốt và tiềm năng để phát triển. Cho nên nếu lỡ có vào những trường không nổi trội lắm thì vẫn có thể tập trung vào các điểm khác để làm nổi bật bản thân mình. Mình từng quản lý cả bạn không có tấm bằng cao đẳng nào và cả bạn top 5 từ 1 trong những trường tốt nhất của Vietnam, sẽ có những điểm tốt và không tốt từ 2 bạn, nhưng real world application thì mỗi bạn sẽ contribute 1 kiểu. Sau 1 vài năm thì mình thấy career path của 2 bạn đều phát triển nhưng bạn streetsmart kia đang đi nhanh hơn nhiều. Again, mình nghĩ yếu tố để thành công không phải nằm ở điểm số, tên trường mà nhiều ở personality và mindset. Myth 4: bạn không có đủ kinh nghiệm để kiếm được 1 internship/ công việc tốt. Đừng bao giờ nản khi thấy mình không đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng - đặc biệt là cho internship và cho startups (do tụi mình hay làm mấy cái mới và tìm kiếm những bạn máu lửa và có tiềm năng phát triển - cái khó là các bạn chứng minh mấy cái đó như thế nào). Có 1 vài thống kê chỉ ra là tỷ lệ của những người được gọi đi phỏng vấn cho cả người đáp ứng yêu cầu công việc và đáp ứng 1 phần công việc là bằng nhau. Theo mình thì ranh giới sẽ là 50%, nếu bạn đáp ứng được 50% thì mình ủng hộ apply và dùng những mặt mạnh khác để bù vào những điểm thiếu eg. tham gia vào các hoạt động cộng đồng, play a leadership role trong câu lạc bộ cầu lông, tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu của cả cá nhân hay group. Professional networking cũng là 1 yếu tố quan trọng giúp bạn land được internship, mình có nhớ 1 câu chuyện của 1 bạn nhân viên kể là khi tham dự buổi chia sẻ của 1 startup founder bạn lại làm quen và 2 ngày sau, bạn gửi email để hỏi về công việc và được nhận ngay do anh founder đó có ấn tượng tốt với con người và thái độ của bạn ấy. Cho nên, we never know!
Myth 5: sẽ không ai trả lời hay giúp mình, nhất là các anh chị có vị trí cao trong công việc. Dead wrong! Đương nhiên là sẽ có những senior có ego rất là cao hoặc quá bận và không trả lời bạn ngay được tuy nhiên theo mình biết là tất cả mọi người đều welcome các bạn có attitude tốt và tinh thần học hỏi tốt (và cũng nền communicate tốt - nên bắt buộc các bạn nên train kỹ năng này). Ví dụ đơn giản là bạn thực sự có mong muốn là vào làm 1 công ty nào đó thì việc tìm 1 anh/ chị để nhắn tin và hỏi về vị trí và công ty là hoàn toàn khả thi, smart management luôn biết là nên hire ahead - có nghĩa là tuyển dụng sớm trước khi mình cần - nên không bao giờ là quá sớm để thiết lập 1 mối quan hệ. Để nhấn mạnh thêm lần nữa: professionals sẽ muốn nói chuyện với bạn nếu bạn thể hiện được bạn là người có thái độ tốt, có năng lực, tiềm năng và không lãng phí thời gian của họ cho conversation. Hầu hết tất cả các anh chị senior mình biết đều rất willing về việc chia sẻ và giúp đỡ cho người khác, phần còn lại là bạn làm như thế nào để xứng đáng với quỹ thời gian rất quý của họ mà thôi. Again, no harm to try.
Myth 6: nhất định phải có kế hoạch chắc chắn về sự nghiệp trước khi bắt đầu apply.
Không đúng. Mình thấy có nhiều bạn chờ quá lâu, dành quá nhiều thời gian để làm “test” nghiên cứu xem nghề gì sẽ hợp với mình và sẽ là ngành nghề mình theo cả sự nghiệp, từ đó đánh mất cơ hội. Thực tế thì mình nghĩ là bạn không nhất thiết phải biết quá rõ là cái gì sẽ hợp với mình trước khi bắt đầu xây dựng mối quan hệ và apply cho công việc. Nếu bạn thực sự may mắn, bạn sẽ làm và phát triển công việc của mình theo một hướng duy nhất, tuy nhiên mình nghĩ là qua những cơ hội việc làm như internships và trao đổi với các anh chị đi trước bạn sẽ ngày càng hiểu rõ hơn là mình thích gì. Mình nghĩ là chúng ta sẽ không bao giờ biết rõ cho đến khi chúng ta thử, ví như nếu chỉ thử trà sữa của Sencha thì đâu biết là chỗ nào ngon nhất, Phúc Long, Z88, Gongcha, đúng không?
Điểm mấu chốt là việc bạn có thể biết những thứ bạn không thích cũng quan trọng không kém việc bạn biết những gì mình sẽ thích. Đừng bao giờ để uncertainty (sự không chắc chắn) cản trở bạn để có thể bắt đầu take actions ngay.
Myth 7: bạn không đủ giỏi, bạn không đủ tốt
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy những điều này, nhớ những điều mình nói: “you are the best, go for it”. Actions là yếu tố duy nhất dẫn đến thành công hay cải thiện vấn đề chứ không phải suy nghĩ hay desperation. Nên bất cứ khi nào cảm thấy vậy, đứng dậy và làm cái gì đó để cải thiện sẽ tốt hơn nhiều.
Thêm nữa, mỗi người 1 cảnh, mỗi người có những thử thách khác nhau trên suốt con đường sự nghiệp của mình. Mình nhắc lại 1 lần nữa là yếu tố để tách biệt các bạn thành công và kiếm được công việc tốt theo mình không phải là trường lớp hay điểm số hay điều kiện mà là personality, là thái độ và cách thức các bạn present bản thân mình. Với 1 vài chiến lược đúng, kiên nhẫn và nỗ lực các bạn hoàn toàn có thể so sánh được với những “talents” khác. Nên mình nghĩ là ngừng ngay việc nghi ngờ về bản thân của bạn và chuẩn bị những thứ cần thiết để có thể có được những thứ bạn muốn có. Mỗi genius đều bắt đầu từ 1 fool, sẽ tốn nhiều thời gian nhưng mình nghĩ là bạn sẽ làm được.
Đây là những điểm mà mình nghĩ là nhiều bạn đang vướng phải, clear những cái này thì bạn sẽ có nhiều time và tự tin hơn để tiếp tục con đường (đầy challenge) của mình. Bài tiếp mình sẽ viết về các habits và mindsets để có thể thành công trong việc tìm kiếm và có được công việc bạn mong muốn.
Phần 2: Mindset và các habits tốt cần có để thành công hơn khi apply cho công việc.
Trong suốt những năm đi làm, có 1 đặc điểm mà mình luôn thấy những người thành công, không chỉ là các bạn đang xin việc mà còn là các bạn đang làm việc luôn có là tính chủ động (proactive). Hôm nay mình sẽ chia sẻ về mindset này và các habit xung quanh, mình hoàn toàn tự tin là nếu các bạn có thể làm được thì việc thành công chỉ còn là vấn đề thời gian. Bài viết sẽ tập trung nhiều vào việc ứng dụng mindset này để tìm được 1 công việc như ý theo như chủ đề của nguyên series này.
Thông thường thì mình thấy các bạn đều apply cho công việc theo kiểu phản ứng, có nghĩa là có việc đăng lên thì mình apply, cái này mình gọi là phản ứng với cơ hội chứ không phải là tìm kiếm và tự tạo cơ hội cho mình. Nên nhớ là thời điểm tốt nhất để chuẩn bị cho cơ hội là trước khi có cơ hội và trong công tác tìm kiếm cơ hội việc làm cho mình cũng vậy, thường thì chờ đợi cho đến khi có cơ hội thì sẽ trễ. Reactive job search qua các trang việc làm, job portal của trường cũng có khả năng cho bạn cơ hội nhưng sẽ khó để bạn standout so với các ứng viên còn lại nên thường mình sẽ khuyên là các bạn làm kèm với proactive approach (phương án chủ động). Ví dụ như sau:
Nếu bạn là 1 hiring manager và bạn có 2 thư mục hồ sơ ứng viên, 1 bên là hồ sơ online và 1 bên là 3 ứng viên được giới thiệu và refer bởi đồng nghiệp hay bạn bè, bạn nghĩ nhà tuyển dụng sẽ đụng vào hồ sơ nào trước?
Là 1 người tìm việc chủ động thì mình nghĩ trách nhiệm của bạn là đặt hồ sơ của mình vào nhóm thứ 2, hiring manager thường thích referrals (mình nghĩ là ai cũng vậy), họ cũng thích các ứng viên chủ động tìm hiểu về công ty và networking với đồng nghiệp của họ. Thêm nữa là cho những job rất cạnh tranh, bạn không muốn đặt bản thân của mình lẫn lộn trong vài trăm hồ sơ và hy vọng là sẽ được picked đúng không? Nhiều công ty có quy trình tuyển dụng và screen CV và duyệt tất cả hồ sơ nhưng thường với nhiều hồ sơ như vầy thì mình thấy họ thường dùng ATS system, nếu là mình thì mình cũng sẽ làm hết sức để tránh CV của mình được scan qua 1 cái ứng dụng, CV đến trực tiếp tay của người tuyển dụng sẽ tốt hơn rất nhiều.
Đó là về mindset, mình nghĩ chúng ta có thể kết luận là việc chủ động trong công tác xin việc sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc xin việc bằng cách phản ứng với các công việc đang có nhưng để áp dụng thực tế thì làm thế nào, sau đây là 1 vài cách:
Có 1 thứ mình rất tin là lực hấp dẫn, bạn như thế nào bạn sẽ thu hút 1 được những thứ tương tự vậy (hay gió tầng nào sẽ gặp mây tầng đó for fun). Điều này có nghĩa là nếu bạn có suy nghĩ tích cực thì bạn sẽ thu hút được các cảm xúc và những điều tích cực trong cuộc sống, ngược lại nếu đầu óc tiêu cực thì lúc nào cuộc sống cũng đen đuổi. Áp dụng cái này vào công tác career của bạn là 1 điều rất tốt vì nó sẽ cho bạn rất nhiều niềm tin và động lực để vượt qua những lúc khó khăn. Mình chỉ thêm 1 ý là ngoài việc bạn có những suy nghĩ tích cực, bạn cần thêm vào các actions tích cực như tham gia cộng đồng, chia sẻ những cái hay, hoặc thiết lập những mối quan hệ tốt cho việc học hỏi hay công việc của mình. Và liên tục làm vậy thì mình nghĩ bạn sẽ thu hút được rất nhiều cái tốt.
Điểm quan trọng khác về việc chủ động là bạn chỉ nên tập trung vào những cái mình có thể control được. Với thời đại thông tin như hiện tại thì rất dễ cho các bạn bị ngập trong vô vàn thông tin đa chiều hay những thứ bạn không thể control được và cố gắng hạn chế những thứ này làm ảnh hưởng đến mình ví dụ như bạn không thể control được việc nộp hồ sơ mà công ty chưa reply, nhưng bạn có thể take actions để cải thiện điều này, điểm chính là ngồi lại xác định cái nào mình không control (hay nói cách khác là có làm gì cũng không thay đổi được) thì gặt hẳn sang 1 bên và làm cái khác thay vì ngồi suy tư về nó.
Hạn chế so sánh mình với người khác. Rất là dễ để ngồi đó và biện minh cho thất bại của mình bằng cách ước là mình cũng học trường này, ước là mình cũng có quan hệ như vậy hay ước là mình may mắn có được thông tin kia. Việc này theo mình nghĩ sẽ lãng phí thời gian, thay vì vậy có thể để dành để trả lời các câu hỏi sau: bạn đang tập trung về vấn đề gì, cái gì là ưu tiên của bạn? Bạn đang dùng thời gian như thế nào? Các mục tiêu để phát triển bản thân và career của bạn như thế nào? Học cách để hiểu và lead bản thân của mình là 1 trong những thử thách lớn nhất của leadership trong cả cuộc sống và công việc. Có quá nhiều "great words" trên media đã nói về việc này rồi nên mình chỉ nhắc lại thôi: so sánh bạn với bạn của hôm qua chứ không phải với người khác hôm nay.
1 habit tốt khác của mindset chủ động là chủ động học hỏi và phát triển, hay nói cách khác là treat tất cả experience của bạn như là 1 cơ hội để học hỏi. Điều này đặc biệt tốt trong những tình huống khó như khi thất bại hay nản, mình khuyến khích các bạn chuyển góc nhìn của các bạn và xem những trải nghiệm đó như là 1 cơ hội để học hỏi và là bước đệm để làm tốt hơn ở các lần sau. 1 vài ví dụ: bạn bị từ chối, nhiều anh chị sẽ không phản hồi tin nhắn của các bạn, bạn được phỏng vấn nhưng không có được công việc, bạn dành cả tiếng để chỉnh 1 cái CV cho 1 công việc nhưng không có phản hồi, bạn được công việc internship nhưng không thích và thấy mình không phù hợp… Điểm chính để phát triển metal toughness là việc bạn có thể bật dậy được sau khi bạn thất bại và cố gắng tiếp. Nếu bạn biến những thứ bạn đang làm thành những cơ hội để học hỏi và liên tục cố gắng, nỗ lực và kiên nhẫn, mình nghĩ là cơ hội thích hợp sẽ đến.
Chủ động connect với các anh chị seniors (professionals) và build network của các bạn. Câu hỏi mình hay hỏi là tại sao 1 người đã đạt được thành công nhất định trong công việc lại muốn dành thời gian để nói chuyện với 1 bạn sinh viên. Có muôn vàn lý do cho việc này, nhưng đơn giản mình nói 1 case như thế này. Tưởng tượng bạn có 20 năm kinh nghiệm, thực sự thành công và yêu thích những cái bạn làm. 1 ngày đẹp trời có 1 sinh viên gửi 1 email (hoặc inbox) rất lịch sự và professional thể hiện sự ngưỡng mộ cho kinh nghiệm và thành tích của bạn và hỏi là bạn có 15p để chia sẻ về những insights của bạn về cuộc sống và công việc. Nếu bạn có time, bạn có đồng ý không? Việc chủ động này mình nghĩ không những tốt cho bạn mà có thể còn tốt cho người đó nữa, vì thường mình nghĩ các anh chị thành công đều muốn pay it forward, chỉ là tụi em ngại để hỏi thôi.
Mindset để thành công là 1 chủ đề lớn nhưng mình nghĩ các yếu tố quan trọng vẫn là chủ động tạo cơ hội cho mình và chủ động trong mọi thứ mình làm, kiểm soát được cuộc sống và công việc của mình. Các habits xung quanh bao gồm cố gắng không làm những thứ mình không kiểm soát được, luôn có những suy nghĩ tích cực để gặp được mây tốt đúng tầng của mình, không nên so sánh mình với người khác quá nhiều thay vì vậy hiểu và phát triển bản thân mình sẽ tốt hơn, học từ tất cả mọi thứ - growth mindset là 1 mindset cực kỳ tốt để phát triển - và cuối cùng là chủ động kết nối và xây dựng mối quan hệ với professional để có thể phát triển mối quan hệ và cả sự nghiệp của bạn, đặt hồ sơ của bạn vào folder thứ 2 sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc reactive apply trên mạng và phải cạnh tranh với hàng trăm ứng viên khác.
PART 3: 1 bộ hồ sơ xin việc tốt cần những gì?
Chuẩn bị 1 bộ hồ sơ xin việc (CV) có lẽ là phần e ngại nhất của các bạn mới bắt đầu đi tìm việc vì rất dễ để copy 1 cái mẫu có sẵn trên mạng và điền vào các thông tin về kinh nghiệm và học vấn của mình rồi nhấn nút apply nhưng mục tiêu của bạn không phải là apply nhiều công việc nhất có thể mà là apply đúng công việc và cho CV thì mục tiêu của bạn là làm cho hiring manager phải la lên là “đặt lịch phỏng vấn ứng viên này ngay!”. Bài này sẽ chia sẻ về kinh nghiệm của mình về cách làm thế nào để có 1 CV tốt (và làm cho hiring manager sẽ la lên như vậy).
1 CV tốt không chỉ thể hiện những việc bạn đã từng làm mà nên bao gồm luôn những việc mà bạn có thể và sẽ làm cho công ty bạn ứng tuyển vào để giúp cho công ty thành công hơn, không thể hiện được điều này trên CV thì khả năng cao CV của bạn sẽ không được xem xét cho interview và cuối cùng là không có công việc - phần lớn các bạn khi làm CV đều thiếu phần này. Phần lớn hiring manager sẽ biết được các đầu công việc của bạn khi đọc qua title nên các gạch đầu dòng về công việc là không đủ, bạn cần cho họ biết thêm kết quả, thành tích bạn đạt được, dự án bạn đã tham gia và link những điều này đến công việc bạn đang apply vào vì khả năng cao là bạn làm tốt và thành công ở công ty cũ thì bạn cũng sẽ có thể thành công ở công ty mới.
Làm như thế nào: nên thêm các gạch đầu dòng về các thành tích mà bạn đạt được. Format mình thích như sau:
Job title (canh trái) - tháng/năm (canh phải)
Mô tả về công việc (1 vài dòng ngắn gọn)
Kết quả 1
Kết quả 2
Kết quả 3
Phần này mình không nghĩ là optional nữa mà là phần thực sự cần thiết cho 1 CV tốt. Thử tưởng tượng bạn cầm 2 CVs và 1 cái chỉ có liệt kê 1 loạt công việc và 1 cái có đầy đủ các kết quả cung như thành tích đạt được, thể hiện rõ độ sâu và kết quả công việc của ứng viên, bạn sẽ chọn cái nào? 1 điểm lưu ý là không nên liệt kê những cái không có lên CV - đây là cách nhanh nhất để hủy hoại cả uy tín và sự nghiệp của bạn, mình có biết 1 case của 1 bạn sau khi làm 1 thời gian quản lý phát hiện ra 1 điểm không đúng trên CV từ đó không thể tin tưởng bạn nhân viên ấy được, và khi không có tin tưởng thì kết quả tệ thế nào chắc ai cũng hiểu.
Bên trên là cách nhanh nhất theo mình nghĩ có thể cải thiện CV của bạn 1 cách đáng kể, tiếp theo là 1 vài tips cho các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm (entry level) khi chuẩn bị CV. Mình làm phần này vì biết là các bạn sẽ gặp khó khăn không biết sẽ bỏ phần nào vào và lấy phần nào ra và nên sắp xếp như thế nào. Bạn sẽ không có nhiều kinh nghiệm và internship thì sẽ nghiên nhiều về học hỏi hơn là creating impact tuy nhiên mình nghĩ CV của bạn vẫn nên truyền tải được 1 story về cá nhân của bạn cho các khía cạnh như professional hay personal developments.
Có rất nhiều mẫu CV bạn có thể dùng, 1 vài dòng search đơn giản trên google là bạn sẽ có hàng loạt lựa chọn. Mình khuyên là các bạn nên chọn những mẫu đơn giản và bắt đầu điều chỉnh và biến nó thành CV của mình, hạn chế những mẫu có sẵn và copy 100% vào và giữ nguyên format. Mục đích là để CV của bạn standout chứ không phải nhìn hao hao giống các CV khác, và để standout khi không có quá nhiều kỹ năng về design thì mình khuyên nên quay về cái cơ bản nhất vì ai cũng thích đơn giản và hiệu quả. Điểm mấu chốt là CV nên được customize theo cách của bạn và cố gắng giữ nó đơn giản và hiệu quả là tốt.
Dưới đây là 1 vài tips để bạn tinh chỉnh.
Viết 1 cái summary chủ đạo cho CV: phần này thường nằm ở đầu của CV và là phần đầu tiên mà hiring manager sẽ lướt qua, không quá để có thể nói là thành bại của CV sẽ xuất phát từ phần này rất nhiều. Đây là chỗ để bạn branding bản thân của mình, 1 cái summary tốt sẽ có thể mô tả được background của bạn, các kinh nghiệm liên quan, các kỹ năng liên quan và 1 vài điểm về bản thân của bạn mà bạn không muốn nhà tuyển dụng bỏ sót.
Show potential: link những thứ bạn đã làm như tình nguyện, freelance works, các dự án cá nhân hay các lớp bạn đang học vào công việc và chứng minh là bạn có tiềm năng để phát triển và đóng góp vào thành công của công việc. Cho entry level job, các nhà tuyển dụng sẽ có xu hướng tìm kiếm các bạn có nhiều tiềm năng để phát triển và thậm chí cho những job yêu cầu 1-2 năm kinh nghiệm các anh chị cũng có thể cân nhắc nếu bạn thực sự có tiềm năng
Chỉ liệt kê những cái cần thiết: 1 rule đơn giản là nếu 1 item không đóng góp được gì cho công việc bạn đang apply thì không nên liệt kê. Có rất nhiều bạn liệt kê tất cả mọi thứ mà các bạn có mà không quan tâm đến công việc cần gì, nó raise lên 1 câu hỏi là bạn có thực sự biết là công việc này cần gì không hay đây là 1 universal CV và bạn “rãi” khắp mọi nơi.
Cẩn thận với design: hạn chế các hình/ chart không cần thiết như các thanh đo lường skills chẳng hạn (vì thường nó không dựa trên cơ sở nào). Hạn chế sử dụng màu sắc quá nhiều, 1 màu có thể là đỉnh với bạn nhưng với người xem có thể không nên mình khuyên là không nên play that game. Hạn chế 1 CV có quá nhiều chữ (để dành cho cover letter và interview nữa chứ), 1 CV quá nhiều chữ có thể sẽ “làm mệt” người screen ngay khi người đó cầm CV lên. Nhà tuyển dụng theo mình nghĩ sẽ thích 1 CV gọn gàng chỉnh chu và cô đọng súc tích về ứng viên hơn là 1 CV đậm màu thiết kế hay 1 rừng chữ.
Update CV của bạn thường xuyên khi có thêm kinh nghiệm hoặc job mới, điều này sẽ giảm tải được áp lực phải nhớ tất cả mọi thứ mình từng làm và sắp xếp lại. Và nhớ là cho mỗi công việc bạn apply nên review CV trước khi apply, điều chỉnh cho phù hợp, thêm các điểm cần thiết và loại bỏ những điểm không cần thiết. Rãi 1 CV cho tất cả công việc là 1 BIG NO.
Về độ dài của CV: không nên quá 1 trang cho các bạn mới kiếm việc và tối đa 2 trang cho các bạn có rất nhiều kinh nghiệm. Mình nhấn mạnh là rất nhiều kinh nghiệm (cấp độ quản lý) và nhiều dự án mới nên qua 2 trang, còn lại 1 trang là đủ. Nếu lên đến 3 trang thì khả năng cao bạn đang thêm những điểm thực sự không cần thiết.
Kiểm tra lỗi chính tả, hình thức: kiểm tra, kiểm tra lần nữa và đảm bảo là không có 1 lỗi nào liên quan đến format (chỗ to chỗ nhỏ không đồng bộ), font này font kia (2 fonts khác nhau là tối đa cho 1 CV), và các lỗi chính tả. Có thể mình khó tính nhưng mình từng reject 1 CV rất tốt cho 1 vị trí quản lý do bạn có lỗi chính tả từ những dòng đầu của CV, điều này đặc biệt đúng cho những công việc yêu cầu tính cẩn thận như finance hay accounting. Việc bất cẩn trong các công tác này sẽ mang lại nhiều đánh giá không tốt về CV hơn là bạn tưởng nên mọi người chú ý.
Phần cuối của chap này mình sẽ nói về cover letter.
Cover letter là 1 “bức thư” mà bạn gửi kèm CV để bày tỏ về interest của bạn trong công việc và chứng minh là bạn thực sự là người phù hợp với công việc. Rất nhiều bạn nghĩ đây là phần không cần thiết, mình sẽ chia sẻ cho các bạn về tầm quan trọng của cover letter này trong việc làm cho hồ sơ của bạn tốt hơn rất nhiều. Các điểm mà cover letter có thể giúp bạn như sau:
Thể hiện là bạn nghiêm túc và đầu tư nhiều thời gian vào công việc mà bạn đang apply. Bất kỳ ai cũng có thể nhấn nút apply và đính kèm CV hay Linkedin Profile. Theo mình thì đây không khác gì là spam, và spam thì sẽ sớm đi vào “spam filter”. Có 1 sự khác biệt rất lớn với việc dành 1 tiếng và apply cho 50 công việc và 1 tiếng để viết cover letter và chuẩn bị kỹ để apply cho 1 công việc. 1 bên là “đây là dream job nên mình sẽ đầu tư thời gian” và 1 bên là “ rãi đại kêu phỏng vấn thì đi” theo mình nghĩ. Cover letter thực sự quan trọng và nếu có ai nói với bạn là không cần thiết thì mình khuyên là đừng nghe họ. Dành thời gian để viết 1 cái cover letter tốt, đây có thể là điểm khác biệt và nổi bật duy nhất của bạn so với các ứng viên khác.
Cover letter giúp kết nối các điểm trong CV với công việc và chứng tỏ bạn là người thích hợp với công việc. Chủ động làm phần này cho hiring manager, đừng bắt họ tự đọc CV và tự kết nối, nhiều khi họ không kết nối được hoặc là CV của bạn không đủ clear - la lên cho họ biết :). Dành thời gian để highlight các điểm chính của công việc và từ đó đưa ra những dẫn chứng/ví dụ chứng tỏ là bạn đáp ứng và là ứng viên phù hợp nhất cho công việc đó.
Thể hiện là bạn hiểu công việc và các thử thách. Nhà tuyển dụng tìm người vì họ có 1 vấn đề cần giải quyết, 1 công việc cần làm hay các mục tiêu cần đạt được. Chứng minh cho hiring manager là bạn có tìm hiểu kỹ về phần này và phần nào hiểu được pain point của họ. Phần này cover letter sẽ làm tốt hơn CV rất nhiều và nếu làm tốt thì chắc chắn bạn sẽ có được điểm cộng rất lớn so với các ứng viên khác.
Clear những thứ không clear trên CV: các điểm như khoảng gap về thời gian làm việc, bạn đang ở HN sao lại apply cho HCM, hay đang làm kế toán sao lại muốn apply công việc cho sales. Again, đừng bắt nhà tuyển dụng tự đoán những điểm như vầy, rủi ro là khá cao và kết quả cũng không khả quan lắm. 1 cover letter tốt sẽ giúp bạn “cover” những điểm này.
Human touch: không ai có thể phủ nhận sức mạnh của ngôn ngữ đặc biệt là với các bạn viết tốt thì impact trên hiring manager sẽ là rất lớn. Còn cho các bạn viết không tốt nhưng có đầu tư và cố gắng thì cũng đã rất tốt rồi. Ý của mình vẫn ổn hơn rất nhiều so với CV khá thiên về technical và khô khan.
Chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc tốt là một điều rất khó trong thị trường cạnh tranh như hiện tại. Nhưng đây là cho dream job của bạn hay là cả sự nghiệp nên khó khăn là điều có thể thấy trước, và vì nó khó nên nếu làm được thì thực sự sẽ có giá trị. Dành thời gian chuẩn bị cho mình 1 CV tốt và 1 cover letter tốt sẽ cho bạn rất nhiều cơ hội để được mời phỏng vấn và cuối cùng là có công việc như ý. Mình hoàn toàn tin rằng nếu có thể chuẩn bị hết các phần bên trên hồ sơ của bạn đã tốt hơn so với khá nhiều ứng viên khác rồi, nên mọi người cố gắng nhe.
Cảm ơn những chia sẻ của anh. Em đang tìm kiếm cơ hội công việc mới và nhận thấy CV của mình mắc những lỗi anh đã chỉ ra, sẽ phải review và chỉnh lại.