Khi có ai đó hỏi mình làm sao có được mindset tốt, hoặc hỏi về sách để đọc mình thường chỉ về 3 cuốn (love no 3 :D). 1 là Hoàng Tử Bé, 2 là cuốn Mindset và 3 - tùy vào người đó là ai và như thế nào mình sẽ giới thiệu thêm cuốn sách về Stoicism - chủ nghĩa khắc kỷ.
3 resources này là đủ dùng để train và có 1 mindset tốt, 1 tâm hồn đẹp cho 2023 😀. Trong khi Hoàng Tử Bé và Mindset là 2 cuốn rất phổ biến, việc chọn 1 cuốn sách tốt về Stoicism là khá thử thách vì nhiều khi là khó đọc. Bài này mình sẽ giới thiệu về Stoicism ở dạng tổng quan và có thể làm tiền đề để các bạn có thể tìm hiểu và phát triển hơn - chia sẻ được lấy từ book notes của mình cho cuốn The Little Book of Stoicism. Đọc bên dưới.
Tổng Quan:
Cũng giống như bất cứ điều gì, để trở nên giỏi hơn ở một thứ gì đó, người ta phải luyện tập/học hỏi. Triết học là khoa học về cách sống và cho phép chúng ta kiểm soát bản thân và cảm xúc của mình để không bị lạc lối. Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) là một dạng triết học có thể giúp chúng ta kiểm soát nhưng không phải là kiểm soát môi trường bên ngoài, mà là thích nghi với nó và tận dụng nó để làm tốt cho bản thân chúng ta.
Thêm nữa chúng ta cũng không thể kiểm soát thế giới bên ngoài. Do đó cách tốt hơn là tận dụng tối đa những gì chúng ta có thể kiểm soát chính mình. Cũng giống như việc kéo xì dách vậy, chúng ta không thể kiểm soát con bài nào chúng ta sẽ kéo tiếp nhưng không có nghĩa là chúng ta phải để việc đó ảnh hưởng đến mình - kiểm soát những gì chúng ta có và tận hưởng trọn vẹn ván bài là cách tốt hơn.
Nhạc sĩ tập chơi nhạc cụ của họ, người theo chủ nghĩa khắc kỷ học về cách sống.
Tam giác hạnh phúc Stoicism
Tam giác hạnh phúc có 3 điểm, mỗi điểm đại diện cho một trong ba trụ cột chính trong triết lý. Các điểm như sau:
Chịu trách nhiệm: đề cập đến việc chấp nhận mọi thứ mọi thứ xung quanh chúng ta theo cách mà nó phải xảy ra. Khi chúng ta chịu trách nhiệm, chúng ta ở vị trí tốt hơn để có quyền kiểm soát và từ đó có thể làm theo cách chúng ta muốn.
Sống với Arete: có nghĩa là thể hiện bản thân mình trong từng khoảnh khắc - expressing your highest self in every moment
Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát: là nhìn thấy những gì chúng ta có thể và không thể kiểm soát. Không có ích gì khi cố gắng thay đổi những thứ không thể thay đổi, thay vào đó là tập trung vào những gì có thể thay đổi.
Khi chúng ta quyết định không để các sự kiện bên ngoài ảnh hưởng đến chúng ta nữa, chúng ta mới có thể bắt đầu sống một cuộc sống trọn vẹn.
Chi tiết hơn:
Sống với Areté:
Areté cũng có thể được định nghĩa là sống thuận theo tự nhiên. Vì vậy, nếu làm một việc gì đó hết mình và trọn vẹn, thì đó là thuận theo tự nhiên - và thuận theo tự nhiên thường là tốt :D
Để sống trọn vẹn, chúng ta nên thể hiện bản thân trong ba lĩnh vực khác nhau:
Xem xét hành động của chúng ta một cách hợp lý (rationally) và khôn ngoan (wisely)
Sống hài hòa với mọi người
Sống hài hòa với thiên nhiên
Để được trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, chúng ta cần nhận thức (awareness). Chánh niệm (mindfulness) cho phép chúng ta biết khi nào chúng ta không thực sự hiện diện - và đang nghĩ về quá khứ hoặc tương lai.
Chúng ta chỉ có thể kiểm soát hành động của mình chứ không phải điều gì xảy ra sau đó.
Tập trung vào những gì bạn kiểm soát:
Kiểm soát có thể được chia thành 3 nhóm:
Ảnh hưởng cao: lựa chọn, đánh giá và hành động của chúng ta.
Ảnh hưởng thấp: sức khỏe, sự giàu có, các mối quan hệ và kết quả hành vi của chúng ta.
Không ảnh hưởng: thời tiết, dân tộc và hoàn cảnh bên ngoài.
“Chúng ta có thể lựa chọn ý định và hành động của mình nhưng kết quả cuối cùng thường phụ thuộc vào các biến số bên ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.”
Bởi vì chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn về kết quả, nên tốt hơn hết là tập trung vào quá trình, điều này sẽ cải thiện khả năng đạt được kết quả mong muốn của chúng ta. Ngay cả khi kết quả không như chúng ta mong muốn, nếu chúng ta đã làm hết mình thì cũng không có gì phải tiếc vì có thể làm được gì tốt hơn nữa đâu.
“Nguyên nhân gốc rễ của sự đau khổ về tinh thần đến từ việc lo lắng về những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.”
Thực tế, chúng ta không thể làm điều gì đó tốt nhất cho đến khi chúng ta ngừng chống lại hay từ chối nó và thực sự chấp nhận. Chấp nhận một điều gì đó không có nghĩa là chúng ta tán thành nó, nó chỉ có nghĩa là sự việc là như vậy, không chấp nhập thì nó cũng vậy. Hơn nữa chúng ta cũng không thể làm gì với nó cho đến khi chúng ta chấp nhận nó.
Lại lấy ví dụ về xì dách :D “Once the hand has been dealt, you have no choice but accept what’s too late to change, and you wish no longer for a more preferable hand but for the strength to play it the best you can.”
Chịu trách nhiệm:
Khi tự cho mình là nạn nhân, chúng ta đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài, trong khi lý tưởng nhất, điều chúng ta nên làm là chấp nhận chúng và sau đó hành động. Tự ngược đãi bản thân khiến chúng ta không thể đạt được hạnh phúc vì số phận không phải lúc nào cũng đứng về phía chúng ta.
Khi chúng ta sử dụng lý trí để đưa ra quyết định, chúng ta có được khả năng lựa chọn và lựa chọn về cơ bản có nghĩa là tự do và có quyền quyết định cho mình.
Nhận thức cho phép chúng ta làm chậm các phản ứng, cho chúng ta thời gian để suy nghĩ và sau đó phản hồi thích hợp. Chúng ta càng nhận thức rõ ràng, chúng ta càng có nhiều thời gian để suy nghĩ về phản ứng của mình.
“Nếu chúng ta thường đi theo những phản ứng mặc định của mình, thì chúng ta sẽ luôn phụ thuộc vào những gì xảy ra xung quanh mình.”
Nghệ thuật của Chủ nghĩa khắc kỷ là thay đổi chính bạn bất cứ khi nào bạn không thể thay đổi hoàn cảnh. Nếu điều gì đó xảy ra và chỉ có thể kiểm soát được 40%, cứ để 60% xảy ra và tận dụng tối đa 40% có thể kiểm soát được - theo lời của Shakespeare, “không có gì tốt hay xấu, nhưng suy nghĩ khiến nó trở nên như vậy.”
Comments