Vào mỗi dịp cuối năm thì mình thấy mọi người hay có công tác là planning cho năm sau, đây cũng là vấn đề mình nhận được nhiều inbox của các bạn để hỏi về cách plan. Mình check thử với các bạn trẻ mà mình biết thì công tác này được làm khá sơ sài và thường không có hệ thống. Nhiều khi các bạn chỉ nghĩ sao rồi viết vậy nên cuối cùng cái mà gọi là planning thực sự chỉ là 1 danh sách các điểm có thể làm trong năm, và như vậy plan này thường dễ thất bại hoặc là không đạt kết quả tốt. Bài này mình viết về các cách cơ bản mà mình biết để có thể plan tốt cho năm nay, hay thậm chí là cho cuộc sống của chúng ta - hoặc tại sao không, bài này sẽ là phương pháp cho life planning, vì plan cho life rồi phân bổ theo năm/timeline sẽ dễ và liền mạch hơn.
Trước khi lên plan, chuẩn bị 1 chút về mindset :) Some facts:
* Rất nhiều người không biết mình thực sự muốn gì và cần đạt được gì trong cuộc sống của họ. Điều này là hoàn toàn bình thường vì hệ thống giáo dục của chúng ta không đầu tư vào việc hướng dẫn cho các bạn trẻ cách để tìm kiếm và xác định những điều quan trọng này. Là vậy, tuy nhiên việc thiếu hiểu biết về self-awareness sẽ làm chúng ta bị thiệt nhiều nhất chứ không phải ai khác, nó giới hạn chúng ta có 1 cuộc sống và công việc thực sự tốt và hướng chúng ta vào ngã rẽ thường thấy: an average life.
* Money: ở một thế giới năng động và muôn màu muôn vẻ này thì ai cũng cần tiền, nhưng 1 điểm chúng ta hay bỏ qua là tiền về bản chất là không có giá trị, giá trị của tiền chỉ thực sự có khi chúng ta exchange (trao đổi) nó cho 1 thứ gì đó. Điều này là quan trọng để hiểu vì nhiều người không biết là họ cần bao nhiều tiền để làm những thứ họ muốn, và họ thường ước lượng quá cao hay quá thấp số tiền họ cần để trao đổi những thứ mà họ mong muốn. Có 1 vài nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc theo đuổi sự giàu có chỉ vì muốn giàu thường không có kết quả tốt. Một lượng tiền nhất định có thể làm chúng ta vui hơn chút, thêm 1 chút nữa thì có thể vui hơn chút, nhưng vượt qua một mức nhất định thì mối liên hệ giữa tiền và sự thoả mãn trong cuộc sống là không có. Cách tốt hơn: sử dụng tiền như là một công cụ để có những thứ chúng ta muốn chứ không nên là đích đến và mục tiêu cuối cùng của mình.
* Life is short: cho nên là đừng lãng phí thời gian. Như một quy luật chung: trừ khi chúng ta làm điều gì đó phạm pháp hay làm hại người khác, thường thì take actions và làm gì đó thường tốt hơn là không làm vì chúng ta thường hối tiếc về những thứ chúng ta chưa làm hơn là những thứ chúng ta làm đã làm.
* You are crazy: khi chúng ta bắt đầu thực sự làm những thứ cho chúng ta eg. chạy xe đạp vòng quanh Việt Nam, mở một công ty về thú cưng hay nghỉ một công việc mà ai cũng mong muốn có etc. sẽ có một loạt những người nói với chúng ta là không thể làm được, là chúng ta bị khùng à.. Maybe, nhưng nếu đó thực sự là những gì chúng ta muốn làm cho bản thân của chúng ta thì cứ vui vẻ tiếp nhận feedback và move on. Khi vẫn còn hoài nghi thì xem lại điểm trên - life is short.
* Its a journey, not a snapshot: mục tiêu của việc planning là giúp chúng ta sống tốt hơn và giúp chúng ta on track với các thứ chúng ta làm, và việc tinh chỉnh, thay đổi là cần thiết với kế hoạch của chúng ta. Mục tiêu nên là cả 2 cùng phát triển, bản thân chúng ta và cái plan của chúng ta. Cho nên đừng quá lo nếu plan đầu tiên bạn làm không tốt như là mong đợi, gần như không ai là làm tốt ngay lần đầu hết - mình nhắc lại, không một ai! Nên đừng quá lo, công thức đúng là làm + cải thiện + làm + cải thiện. Giờ thì bắt tay làm thôi.
Sẽ có 3 phần chính cần chuẩn bị để có thể làm được tốt life planning.
Phần 1: tạo ra thế giới lý tưởng của bạn.
Phần này mình có cảm hứng từ Jordan Peterson, mình có đọc ở đâu đó ông nói là nếu muốn cuộc sống tốt hơn thì ngồi xuống liệt kê những thứ mình thực sự muốn làm trong ngày - rất chi tiết từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ, rồi sau đó thông kê lại những thứ mình thực sự làm trong ngày. Các điểm khác biệt sẽ chỉ cho chúng ta thấy ưu tiên của chúng ta hay những điều chúng ta làm chưa tốt và từ đó có thể can thiệp để cải thiện. Cho phần chuẩn bị này:
* Bắt đầu viết ra một ngày lý tưởng của mình, cụ thể với thời gian bắt đầu, các việc mình muốn làm trong suốt 1 ngày cho đến khi hết ngày.
* Sau đó chúng ta bắt đầu lên kế hoạch để kéo những thứ chúng ta làm hằng ngày đến gần với thế giới lý tưởng của chúng ta - càng gần càng tốt.
Các điểm tốt mà bài tập này mang lại:
* Giúp chúng ta hiểu rõ hơn là chúng ta cần làm gì để một ngày của chúng ta thực sự tốt và ý nghĩa.
* Ngoài ra nó cũng giúp chúng ta nhận thức được thời gian là quan trọng và cần sự phân bổ hợp lý cho những công việc chúng ta làm. Nếu chúng ta làm việc này một cách nghiêm túc thì dù cho chưa thể nghĩ ra các actions thích hợp, chúng ta cũng đã nhận được rất nhiều giá trị từ công tác này rồi.
Điểm yếu của công tác này: chỉ trả lời câu hỏi what - là làm gì, rồi how - làm như thế nào chứ chưa trả lời được câu hỏi là sao phải làm vậy. Và để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phần 2: Goal setting.
Phần 2: Goals setting.
Phần 1 sẽ giúp chúng ta có được structure (cấu trúc), và để hoàn thiện cấu trúc này chúng ta cần thêm priorities (sự ưu tiên) và focus (tập trung) vì chúng ta không thể làm tất cả mọi thứ cùng 1 lúc được. Đây là lúc chúng ta làm công tác gọi là goals setting (thiết lập mục tiêu) - các bước tiến hành:
Bước 1: tạo 1 danh sách những thứ bạn muốn làm trong cuộc sống này, có thể gọi nó là “bucket list”, “life list” hay “things I want to do before I die”.. cái gì cũng được. Đây sẽ master list của những thứ bạn thực sự muốn làm trong cuộc sống này.
Đừng quá quan tâm về việc trong list này xuất hiện nhiều thứ “lạ" :D vì list này là của bản thân chúng ta nên cứ tự do mà bay bổng, chúng ta sẽ làm gọn lại nó sau. Nếu chưa bao giờ làm phần này mình khuyên là nên thử, sẽ rất thú vị và chúng ta sẽ tìm ra được nhiều thứ mà có thể chúng ta vẫn chưa hiểu hết về bản thân mình. Nếu vẫn chưa thể bắt đầu và quá khó thì có thể dùng exercise sau:
Nhắm mắt lại và tưởng tượng thời điểm bạn nằm trên giường và con cháu quay quần lại, đây là những phút cuối cùng của cuộc đời, những gì bạn hối tiếc, những gì bạn muốn làm mà chưa làm được. Các items này sẽ là những xuất phát điểm tốt cho master list của các bạn.
Dành thời gian cho cái list này, lock the room, đốt nến lên và bật vài bài của Anthony Lazaro và bắt đầu bay bổng. Sẽ có nhiều thứ hay ho xuất hiện trong list như: hôn người yêu dưới tháp Eiffel, cưỡi ngựa xung quanh Việt Nam, ghé tất cả quán cafe cún của Vietnam.. đừng quá lo là nó quá viễn vông, vì nếu đây thực sự là những thứ sâu thẳm trong tim chúng ta muốn làm thì sẽ có cách (và nhiều cách) để làm được nó.
Sau khi bạn đã có 1 cái có thể gọi là “Master list for life” rồi thì bước tiếp theo là cần tinh gọn nó lại, vì nếu quá nhiều và quá to thì không biết chúng ta sẽ phải làm gì trước, làm gì sau và phải làm thế nào. Bay giờ mình move sang bước 2:
Bước 2: phân bổ các goals này lên timeline. Mình thích số 3 nên sẽ chia timeline làm 3 nhóm:
* 1 year goals: bỏ những items bạn muốn làm trong 1 năm vào đây, đây sẽ là những items có thể làm và có thể review từng tháng hay từng quý trong năm. Phân loại theo các nhóm chi tiết hơn nếu có thể. Ví dụ như cho mình thì là: family, friends, health, writing, travel, income, giving back, creative businesses.
* 5 year goals: bao gồm những mục tiêu lớn hơn và có thể review theo từng năm. Sẽ có vài mục tiêu mà chúng ta cần rất nhiều thời gian để thực hiện, ví dụ như mua nhà, kết hôn, sinh con.. bỏ các mục tiêu lớn đó vào đây rồi làm dần.
* Life goals: danh sách những thứ lớn của cuộc đời và thường không có timeline hoặc cần rất nhiều thời gian để hoàn tất, ví dụ như: du lịch vòng quanh thế giới, thay đổi nền giáo dục của Vietnam hay giải quyết vấn đề môi trường..những mục tiêu này có thể được review và tinh chỉnh hằng năm cho phù hợp.
Sau khi hoàn tất phần này thì đã dễ thở hơn chút vì nó giải quyết được vấn đề muôn thuở là nhét tất cả các goals vào năm tiếp theo - dẫn đến kết quả là yearly resolution thường thất bại.
Thêm một điểm hay của phần này là khi chúng ta đã có các mục tiêu và hướng về các mục tiêu đó thì vũ trụ sẽ hình thành các cách đề kéo chúng ta và các mục tiêu lại với nhau. Luật hấp dẫn là có thật, “whoever seeks shall find” là có thật. Đây sẽ là điểm khác biệt với những người không ngồi xuống và làm các phần này, vì nếu chúng ta còn không biết chúng ta muốn gì và đi về đâu thì khả năng đạt được nó là rất ít và thường chúng ta chỉ đi loay hoay như là 1 vòng tròn - rat race chẳng hạn.
Bước 3: dọn đường.
Khi chúng ta đã có các mục tiêu và phân bổ theo các mốc thời gian thì việc tiếp theo cần làm là dọn đường để các mục tiêu này có thể thực hiện được. Cách làm là với các mục tiêu của mình, liệt kê ra các thứ mà sẽ cản trở mình đạt được các mục tiêu đó - có thể sẽ là sức khoẻ không tốt, ngủ quá nhiều, càm ràm than vãn quá nhiều, chơi tiktok nhiều quá etc. tất cả những thứ có thể là chướng ngại vật trên con đường của bạn, liệt kê ra rồi triệt tiêu nó. Nếu mỗi ngày chúng ta triệt tiêu một ít của những thứ vô ích này, thì một thời gian sau nếu có thể vẫn chưa đạt được mục tiêu nhưng cuộc sống chắc chắn sẽ thay đổi và tốt hơn rất nhiều.
Bước này cũng quan trọng và còn quan trọng hơn bước là chuẩn bị các thứ cần thiết để đạt được mục tiêu nữa, nên thực sự cần thiết và nhất định nên làm.
3 bước trên đã là đủ để bạn có 1 cái plan version 1.0 ngon lành để chơi năm nay và là nền tảng để phát triển cho các năm sau. Nếu vẫn chưa thấy đã hoặc thấy thiếu thiếu gì đó thì xem thêm 1 vài gợi ý dưới đây từ list của mình:
Cần:
* Tất cả thời gian có thể cho gia đình, bạn bè hay những người chúng ta thương yêu
* Tất cả thời gian cần có để suy nghĩ và plan
* 1 vài mục tiêu về tài chính
* Thiết kế công việc sao cho vui, thử thách nhưng fulfilled
* Shopping list: những thứ mình thực sự cần mua và nó sẽ làm mình vui hơn (chức không phải để ra dẻ)
* Một vài mục tiêu khá phiêu lưu: viết sách, chinh phục đỉnh núi, trekking đường dài, chơi iron man :D
* Một vài mục tiêu du lịch như Tây Bắc cùng người yêu chẳng hạn
* Một vài thứ mà người khác lắc đầu nhưng hoàn toàn make sense với mình ;))
Không cần:
* Những người hay càm ràm, than vãng hay drama
* Busywork nhưng không thực sự mang lại value
* Những thứ không cần thiết phải làm nhưng làm do cảm thấy có lỗi
* Junk foods
* Thiếu ngủ :D
Đến đây thì mình đã trang bị đầy đủ cho các bạn công cụ cần thiết để chuẩn bị cho plan năm mới của mình, cái còn lại là cần commitment (cam kết) của chính bản thân chúng ta. Thực sự là cho công tác này, commitment và determination (quyết tâm) sẽ cần thiết hơn là intelligence (thông minh) - intelligence nhiều lúc còn là trở ngại vì những người thông minh thường có xu hướng phức tạp hoá vấn đề, và càng phức tạp thì càng chậm và hiệu quả càng giảm. Cái chúng ta cần là sự quyết tâm và cam kết, vì thiếu nó thì rất dễ bỏ cuộc giữa chừng - đây cũng là yếu tốt quyết định và tách biệt giữa những người làm được và không làm được.
Lời cuối mình muốn nói trong bài này là sau khi các bạn hoàn tất list của mình và có được những thứ cần thiết cho bản thân mình trong thời gian tới, bạn có thể sẽ muốn nghĩ về việc làm thế nào để giúp cho người khác và làm cho thế giới này tốt hơn. Từ kinh nghiệm của mình, sau khi có tất cả những thứ chúng ta muốn, khả năng cao chúng ta cũng sẽ không thoả mãn vì ít có ai cảm thấy fulfilled với một cuộc sống mà mọi thứ chỉ xoay quanh mình.
Thử nhìn xem những người thành công nhất trên thế giới này, họ có tất cả mọi thứ, họ đều làm từ thiện, họ đều làm những thứ mà có thể giúp cho con người hoặc trái đất này tốt hơn. Hoặc cũng có thể do họ làm tất cả những điều đó nên họ mới thành công. Cái nào cũng được, mình hoàn toàn tin đó là một công thức đúng để theo đuổi.
Cho nên, có thể bắt đầu nghĩ về vai trò của chúng ta, những thứ chúng ta làm mà có thể làm cho trái đất này tốt hơn và con người ngày càng tốt hơn. Như là một nguyên tắc chung, nếu bạn không biết phải làm gì vào 1 ngày nhất định thì tìm cái gì đó để làm mà có thể giúp được người khác. Legacy của chúng ta không cần phải đợi đến 40 tuổi mới bắt đầu suy nghĩ và xây dựng, chúng ta có thể bắt đầu ngay hôm nay, bây giờ.
Your journey starts now, good luck and enjoy it.
cảm ơn anh đã chia sẻ, rất thích câu "tiền về bản chất là không có giá trị" trong bài viết ạ