top of page


Chúng ta sẽ không thể dự đoán được sự thành công của 2 người nếu 2 người đó có cùng kỹ năng và có cùng các thành tích trong quá khứ. Tuy nhiên chúng ta có thể dự đoán được kết quả nếu chúng ta nhìn vào thói quen của 2 người này, cách mỗi người làm những thứ họ làm hằng ngày. Habit hay thói quen, những thứ chúng ta chọn để làm hằng ngày là những thứ gần như là quan trọng nhất để giúp chúng ta làm tốt và làm được những thứ chúng ta muốn làm, bài này mình sẽ chia sẻ góc nhìn và so sánh giữa việc sử dụng thời gian của những người mình gọi là hardworking (làm việc chăm chỉ) với những người lười hơn một chút và ảnh hưởng của việc này đến thành công trong sự nghiệp và cuộc sống của họ.


Một vài giả định và làm toán:


Giả định một người trung bình ngủ 8 tiếng một ngày, vậy là họ còn 16 tiếng cho các hoạt đông khác. Giả định là những người chăm chỉ thường thức dậy vào 6h sáng, dành 30 phút để chuẩn bị sẳn sàng cho 1 ngày của họ và sau đó dành 8 tiếng cho công việc. Sau công việc, họ dành 1 tiếng cho gym hoặc là cho các sở thích/ đam mê của họ, và sau đó dành 1 - 2 tiếng cho việc làm đồ ăn, ăn tối và dọn dẹp và hoàn tất những công tác cần thiết khác như thiền, journal, blog hay thời gian cho gia đình để đi ngủ vào khoảng 10pm.


Tổng cộng: 30 phút + 8 giờ + 1 giờ + 2 giờ = 11 giờ 30 phút. Như vậy họ vẫn còn từ 3 - 4h mỗi ngày để làm những thứ khác.


Mặt khác, một người lười có thể ngủ đến 10h sáng (mất 4h của một ngày). Sau khi ngủ dây, họ dành nhiều thời gian để lướt social media, xem phim hoặc tham gia vào các hoạt động lãng phí thời gian khác như dành thêm thời gian để bắt nhịp lại các công tác mà họ trì hoãn, sắp xếp lại mọi thứ vì lúc nào cũng rồi tung, chưa kể ăn nhậu, la cà và gossip. Đến lúc chiều tối và chạy quần quật thì họ cũng không thể làm gì thêm nổi vì quá rối, quá mệt và cuối cùng giải thoát bằng thức ăn nhanh và social media cho đến khuya >> cũng là một lý do tại sao lại thức sớm không nổi.


Chúng ta hoàn toàn có thể giả định là một người chăm chỉ và có kế hoạch rõ ràng có thể dành từ 50 - 60 tiếng 1 tuần cho công việc, sự nghiệp, sở thích và các mối quan hệ của họ trong khi đó những người lười hơn thì số thời gian này là ít hơn nhiều, rơi vào khoảng 30 tiếng (nếu may mắn) là thời gian thực sự họ làm việc, phần lớn thời gian còn lại là lãng phí.


Bây giờ đi sâu hơn 1 chút về ảnh hưởng của việc này lên sự nghiệp và sự thành công của chúng ta.


Ví dụ 1 tình huống là cả 2 người đều bắt đầu sự nghiệp ở tuổi 25. Người làm việc chăm chỉ dành hơn 50h/ tuần để tập trung cho sự nghiệp, học những kỹ năng mới và phát triển các mối quan hệ có ý nghĩa và cần thiết đối với họ. Trong khi đó, người lười chỉ dành khoảng 30h/tuần cho việc thực sự làm việc và phát triển kỹ năng (nếu có), những người này cũng dành phần lớn (rất lớn) thời gian của họ cho social media, phim ảnh và các hoạt động lãng phí thời gian khác.


Sau 1 năm thì khoảng thời gian khác biệt sẽ là: (50-30)*50 (tuần)= 1,000 giờ


Về số thì thời sau khoảng 5 năm - ở tuổi 30, người chăm chỉ đã dành nhiều hơn khoảng 5,000 giờ (yeah 5,000 giờ!) tập trung cho sự nghiệp và bản thân hơn những người lười. Khoảng thời gian này được dùng cho việc xây dựng các kỹ năng, kiến thức và mối quan hệ giúp cho những người chăm chỉ có những lợi thế cạnh tranh hơn hẳn những người lười. Từ đó cho cả công việc, vị trí và mức lương thì những người chăm chỉ này cũng có khả năng đạt được những kết quả cao hơn những người khác.


Bên cạnh sự thành công trong sự nghiệp, tầm ảnh hưởng của việc quản lý và sử dụng thời gian trong sự thành công của bản thân chúng ta cũng cực kỳ lớn. Bằng cách dành nhiều thời gian cho các hoạt động có ích và có ý nghĩa, những người chăm chỉ thường xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt hơn, có thể theo đuổi các đam mê của mình bên cạnh việc đảm bảo cho sức khỏe và tinh thần của họ luôn tốt. Những điều này giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn có ý nghĩa hơn và cuối cùng quay về giúp cho họ thành công hơn.


Cho nên, nếu chúng ta lười phải dậy sớm, lười phải tập trung làm việc, lười việc tập thể dục, lười việc phát triển mối quan hệ, lười việc chăm sóc bản thân mình cho cả sức khỏe và tinh thần, lười việc phát triển các kỹ năng mà chỉ lo “giải trí” với social media và các hoạt động không có ích khác thì có thể và cứ tiếp tục làm. Nhưng làm những điều đó với nhận thức là khả năng cao chúng ta sẽ không làm được những thứ chúng ta muốn làm và có những thứ chúng ta muốn có, và cũng đừng complain và tự hỏi là sao những người khác làm được mà chúng làm hoài không được. You have been warned!


Bonus: nhiều bạn nói “work smart hơn là work hard”, tuy nhiên ngày nay thì chúng ta có nhiều và rât nhiều người vừa thông mình vừa workhard, now what are you saying again?


926 views0 comments


Do là mình đang mở 1 quán nước ở Biên Hòa nên cần tìm mặt bằng, và ai kinh doanh chắc cũng biết là mặt bằng quan trọng và thường là hạng mục nhất đầu nhất trong công tác chuẩn bị - vì nhiều lúc cái gì cũng có thể mua và đặt được nhưng cái mặt bằng như ý lại không có vào đúng thời điểm mình cần.


Rồi vào chuyện, tối hôm đó mình ngồi với cháu mình - người sẽ quản lý quán - trao đổi về việc sẽ đi xem và thuê mặt bằng. Tụi mình lên kế hoạch tìm mặt bằng, vẽ bản đồ các con đường mình sẽ đi qua và xác định các khu vực ưu tiên mình sẽ muốn thuê. Mình chọn được 2 con đường mình ưng ý.


Rồi hôm sau tụi mình đi lượn lờ xem mặt bằng, sau 30 phút la cà đường 1 mà không có (thực ra là có nhưng giá quá cao không phù hợp budget) nên mình di chuyển qua đường 2, đi được 1 chút thì cháu mình bảo là:


“Hôm qua con chạy xe máy lượn 1 vòng khúc bên trên rồi nên không có đâu, mình không cần đi nữa”


Mình mới bảo là hôm qua là chuyện hôm qua, lỡ như hôm nay người ta bắt đầu có ý định cho thuê thì sao. Rồi tụi mình bắt đầu cuốc bộ suốt đoạn đường, và đúng là có người cho thuê thật nhưng mà tiếc là họ chỉ cho thuê làm các dịch vụ “khô” như dạy học hay bán quần áo, còn F&B thì không cho - tiếc.


Cũng ở kế bên đó, mình có hỏi thì cũng có 1 căn nhỏ rất đẹp vừa trả và vừa được người khác thuê với giá rất tốt - tiếc 2.


Sau đó tụi mình đi hết 1 bên đường, rồi đi vòng lại, cũng lại có đến 2 chỗ cho thuê. 1 chỗ thì cô chủ rất khó khăn nên cho qua, chỗ còn lại là 1 căn nhà nhỏ có 2 cô lớn tuổi đứng phía trước nói chuyện với nhau và tờ giấy cho thuê mặt bằng được dán nhỏ xíu trên cửa, sau lưng của một cô mà nếu không đi rất gần thì không bao giờ thấy được.


Thấy có cho thuê nên mình lủi vào, hỏi cô mới biết là vừa mới đăng bảng cho thuê và giá rất tốt, phù hợp với mình nhưng có người vừa hỏi cách đây 2 tiếng - tiếc 3!! Mình có hỏi là người ta đặt cọc chưa, và khi nào người ta trả lời etc. (toàn bộ kinh nghiệm làm expansion của mình dồn vào đây :D), nhưng cuối cùng cũng không được vì cô nói là người đang hỏi thuê là người quen trong xóm. Rồi cô bảo mình để số điện thoại và về, nếu cô kia không chốt được trong chiều nay thì cô sẽ cho con thuê. Hết cách, mình để lại số điện thoại rồi ra về.


Đi được một đoạn, mình mới nghĩ là để thử lại lần nữa biết đâu được (chắc do lạc quan và tính cứng đầu :)). Mình quay lại nói với cô là con rất thích mặt bằng này, rằng là con sẳn sàng đặt cọc ngay, rằng là con sẽ sơn sửa lại mặt tiền và đủ thứ trên đời. Cô nhìn mình rồi cười rồi nói:

“mày đi ra sau nhà gặp anh M để nói chuyện, biết đâu nó chịu” - vì anh M là người cho thuê nhà.


Rồi mình ngồi nói chuyện với anh cả buổi chiều, rồi anh ấy nói chuyện với cô thuê trước mình lúc trưa và cuối cùng quyết định cho mình thuê - mừng 1, nhưng 1 là đủ :D


Trên đường về, mình nói cháu mình là có nhiều điểm có thể note lại hôm nay (right, không bao giờ lãng phí cơ hội để phát triển một người) mà trong đó:

  • Nếu chúng ta dời lại lịch đi tìm mặt bằng (dự định là thứ 4 mới đi) thì khả năng là chúng ta đã mất một mặt bằng rất tốt mà có thể là mất mấy tuần nữa cũng không kiếm được

  • Nếu chúng ta giả định rằng mọi thứ vẫn như vậy từ lần cuối cùng chúng ta thấy nó thì có khả năng là chúng ta sẽ bỏ qua những thứ tốt, nhiều thứ sẽ thay đổi - dù chỉ là sau 1 ngày

  • Và cũng như việc chạy xe không nhìn thấy nhưng đi bộ và nhìn gần, nhìn kỹ sẽ nhìn thấy: quá thuận tiện và quá nhanh sẽ có thể bỏ qua những chi tiết quan trọng. Những chi tiết mà chúng ta cần tập trung, tìm kiếm và nhìn thật kỹ mới thấy được.

  • Và rồi việc có người thuê mặt bằng trước, nếu chúng ta bằng lòng chấp nhận quá sớm với thất bại đầu tiên, khả năng là chúng ta sẽ không có được những thứ chúng ta thực sự muốn có. Cho nên keep pushing, we never know.

Vậy là kết thúc 1 ngày dài, đến tối mịt tụi mình mới về tới nhà. Dù mệt nhưng thật vui, vui vì chốt được mặt bằng như ý và những điều ý nghĩa của một ngày.

269 views0 comments

Có một lần mình review các meetings và cần điều chỉnh lại cho có hiệu quả, mình mới gửi một email trong đó có ước lượng chi phí của 1 cuộc họp để mọi người thấy được tầm quan trọng của việc họp hành hiệu quả và bao nhiêu nguồn lực bị lãng phí nếu công tác này không hiệu quả. Sơ sơ mình tính được thì nếu bỏ được 1 cuộc họp định kỳ hằng tuần thì có thể tuyển được 1 - 2 nhân viên junior mới!


Nay thì thấy trên tiktok có người đăng video về google calendar nhưng với cost nên share lại với mọi người (xem hình), hình có thể là được photoshoped lại nhưng thiết nghĩ cũng rất tốt cho nhận thức về tính hiệu quả và chi phí của meeting :) - hơi xa xôi nhưng cũng mong là google để ý và đưa tính năng này vào sử dụng :D











Còn nếu muốn tính chi phí của meeting thì có nhiều tools để tính, nhưng tốt nhất mình nghĩ có lẽ là của HBR, dùng ở đây nhé: Link


Nếu muốn thuyết phục sếp bỏ bớt meeting thì cách tính cost này nhiều lúc cũng hiệu quả lắm và có thể thử nhen mọi người.






169 views0 comments
My Newsletters
whoever seeks shall find - ai tìm thì sẽ thấy
Mình viết và gửi Newsletter mỗi tuần một lần vào Chủ Nhật. Mỗi newsletter sẽ b
ao gồm các chủ đề về phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân và các công cụ cần thiết để các bạn làm việc và sống tốt hơn.
10 phút đọc 1 tuần để có kiến thức về việc phát triển bản thân, sự nghiệp và làm cho cuộc s
ống mình tốt hơn nhe.

Subscribe để nhận ngay 1 bộ notion planning template bao gồm tất cả mọi thứ cần thiết để plan cho cuộc sống của mình nhé.

© 2023 by harvey tran

  • Facebook
  • LinkedIn
bottom of page