top of page

Mấy bữa trước mình có thấy 1 post cực kỳ viral nhưng nội dung thì theo mình đánh giá là nếu không dùng cẩn thận thì các tác dụng không tốt của nó là nhiều hơn rất nhiều so với những cái tốt. Tuy vậy nhưng có lẽ là do người sáng tạo nội dung này khá có tầm ảnh hưởng nên có nhiều likes và shares, đó là điều đáng quan ngại.


Góc nhìn của mình về những lời khuyên là hầu hết tất cả các lời khuyên đều xuất phát từ những ý tốt, những mong muốn cho người nhận lời khuyên trở nên tốt hơn. Tuy nhiên là mọi chuyện không đơn giản đến vậy, cuộc sống này phức tạp và bối cảnh của mỗi người mỗi khác, con người và môi trường xung quanh của mỗi người mỗi khác, khả năng thực thi actions cũng như lời khuyên của mỗi người cũng khác nhau. Từ đó dẫn đến việc những lời khuyên nhiều khi là không sử dụng được hoặc không thích hợp hoặc chưa đúng thời điểm. Đó là cho những lời khuyên tương đối là tốt, còn những lời khuyên không tốt thì còn tệ hơn nhiều.


Sự thật là vậy, tuy nhiên lời khuyên tốt cũng là một trong những thứ tốt nhất chúng ta có thể có để phát triển. Câu hỏi cần trả lời là làm thế nào để đánh giá được lời khuyên nào tốt và không tốt để còn dùng đúng? Suy nghĩ vài bữa, mình viết ra cái framework dùng để đánh giá một lời khuyên. Đây là những thứ mình hay dùng, mình hy vọng mọi người cũng có thể áp dụng để có cái nhìn rõ và chuẩn xác hơn về những gì chúng ta thấy. Có thể train dần cái framework này, về lâu ngày thì nó sẽ trở thành phản xạ và việc đánh giá hay nhìn nhận của chúng ta sẽ tốt hơn, nó không chỉ tốt cho công việc mà còn cả cho cuộc sống của chúng ta sau này. Hy vọng là nó giúp ích được cho mọi người. Let's go.


Các tiêu chí để đánh giá xem là một lời khuyên có tốt hay không:

  • Nguồn: ai là người đưa ra lời khuyên? họ có phải là người đáng tin cậy không? Có nhiều người tỏ ra là đáng tin cậy, watch out.

  • Động cơ: Những động cơ đằng sau lời khuyên này là gì? là muốn giúp đỡ người khác hay là muốn có lợi cho bản thân người khuyên? Ngày càng nhiều “chuyên gia" xuất hiện nên việc xem xét động cơ cũng là cần thiết.

  • Kiến thức: người đưa ra lời khuyên có đủ kiến thức và chuyên môn trong lĩnh vực này không? Again, có nhiều overnight expert chỉ có kiến thức trên bề nổi và chỉ đến vậy nên các lời khuyên thường nghe rất hay nhưng vào sâu trong thì rỗng, không có gì.

  • Thời điểm: lời khuyên này có đúng thời điểm không? có nhiều lời khuyên được lặp đi lặp lại qua các thời kỳ và nhiều khi là đã lỗi thời. Các lời khuyên này sẽ không có ích.

  • Tính thiên vị: có phần thiên vị nào hay có mâu thuẫn lợi ích nào trong việc đưa ra lời khuyên này không? những lời khuyên bị thiên vị hay nghiêng về lợi ích của một bên nào đó thường không khách quan và không có ích nhiều cho chúng ta.

  • Evidence-based: lời khuyên có dựa trên những chứng cứ hay bằng chứng khoa học cụ thể không? nó có được ủng hộ bằng các nguồn đáng tin cậy khác không?

  • Tính ứng dụng: lời khuyên này có thể ứng dụng vào tình huống đặc biệt của chúng ta không? Nó có cân nhắc về bối cảnh và các điểm đặc biệt về chúng ta hay tình huống của chúng ta không? nhiều lời khuyên thì nghe có vẻ hay nhưng nhiều lúc áp vào thì lại không khớp và nhiều khi là còn lệch nhiều.

  • Lời khuyên có tương đồng với những giá tri và niềm tin của chúng ta không? Nó có tương đồng với những mục tiêu và ưu tiên của chúng ta không? Những lời khuyên mà đi ngược lại với các giá trị mà chúng ta đánh giá cao thường rất khó thể cân nhắc và theo.

  • Những hệ quả tiềm ẩn: những hệ quả có thể xảy ra khi chúng ta nghe theo những lời khuyên này là gì? Những rủi ro hay những mặt không tốt là gì? Chúng ta không thể đánh giá một vấn đề phức tạp nếu chỉ nhìn về 1 phía của vấn đề, cần thiết phải nhìn cả mặt tốt và mặt không tốt để cân nhắc.

  • Tính thực tế: lời khuyên này có thực tế không? có thể thực thi được không? Có cách nào cụ thể hay thực tế để làm không? Nhiều lời khuyên nghe rất hay, nhưng hầu như không thể áp dụng được vì thực tế rất khác. Và như vậy thì cũng không có ích gì.

  • Ảnh hưởng lâu dài: những ảnh hưởng dài hạn có thể có nếu như chúng ta nghe và làm theo những lời khuyên này có thể là gì? Chúng ta sẽ thành công và tốt hơn, hay chúng ta sẽ cắm đầu làm rồi kiệt sức rồi mất hết và không có ai bên cạnh chúng ta? Cần nhắc những ảnh hưởng này sẽ giúp chúng ta có 1 cái nhìn rộng và xa hơn cho việc đánh giá lời khuyên.

  • Các lựa chọn thay thế: các lựa chọn khác có thể chọn là gì? chúng ta đã đi qua hết các options có thể có chưa?

  • Ý kiến chuyên gia: các chuyên gia khác đánh giá như thế nào về vấn đề này. Khả năng là rất khó xảy ra khi một lời khuyên tốt mà chuyên gia nào cũng đánh giá không tốt và ngược lại, nếu 1 ý kiến hay lợi khuyên nào bị bắt bẻ hoặc phản biện nhiều thì xem là các chuyên gia thực sự đang nói gì. Cẩn thận là do môi trường online cũng sẽ có nhiều “chuyên gia" và những thứ các chuyên gia này làm là phản bác và truyền bá các năng lượng tiêu cực. Quick tip: nếu 1 ý kiến rất dài mà chỉ toàn các thứ tiêu cực từ đầu đến cuối thì run, run nhanh hết mức có thể.

  • Kinh nghiệm bản thân: chúng ta đã thử áp dụng lời khuyên này lần nào chưa? Kết quả như thế nào? Hay chúng ta thấy có ai đó áp dụng các lời khuyên này chưa, và kết quả như thế nào?

  • Feedback: chúng ta có thử hỏi những người chúng ta tin tưởng chưa? những người mà chúng ta biết là sẽ luôn muốn tốt cho chúng ta, và ý kiến của họ như thế nào? Những ý kiến này sẽ cho chúng ta nhiều góc nhìn khác nhau về lời khuyên mà chúng ta đang cân nhắc.

  • Gut feeling: cái cuối cùng cũng là cái quan trọng nhất, đi qua tất cả các điểm trên thì cuối cùng những cái mà chúng ta đang có có tương đồng với những giá trị của chúng ta không? cảm giác của chúng ta về nó thế nào? Càng làm nhiều càng có nhiều kinh nghiệm thì gut feeling càng quan trọng, vì đó là bản năng của con người. Đây là bước mình sẽ check cuối cùng trước khi có kết luận về 1 lời khuyên.

Đây là framework mình dùng để đánh giá các lời khuyên quan trọng, dùng nhiều thì sẽ quen và biến thành phản xạ. Mình cố gắng viết framework này đầy đủ và thiết kế các câu hỏi để cover hết các góc cạnh có thể có cho công tác đánh giá này. Về ứng dụng thực tế thì mọi người có thể áp dụng toàn bộ hay 1 phần các hạng mục đánh giá này cho công tác nhìn nhận và đánh giá các lời khuyên mà mọi người nhận được.


Khả năng nhận định và đánh giá các lời khuyên là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta vì sẽ có những giai đoạn chúng ta thực sự cần lời khuyên, cần người chỉ lối. Sẽ luôn có lời khuyên trong những lúc như vậy, nhưng có tốt cho chúng ta hay không thì chỉ có chúng ta mới biết được. Và để biết được thì không thể đoán mò hay “nghĩ” được, đó là lúc mình nghĩ là framework này sẽ phát huy tác dụng của nó. Learn và master nó càng sớm càng tốt nhé.


Lời cuối cho phần này, quan điểm của mình là lời khuyên là tốt, nhưng chúng ta chỉ nên đón nhận nó như là một góc nhìn, 1 lựa chọn mà chúng ta có thể có (và như vậy cần đánh giá và cân nhắc) chứ không phải là đúng tuyệt đối và cuốn cuồng làm theo vì cuối cùng, người chịu trách nhiệm cho thành công, thất bại hay cho mọi thứ xảy ra đối với chúng ta là bản thân chúng ta mà thôi.

248 views0 comments


Mình viết cái guide này từ rất lâu rồi và hy vọng là nó vẫn có ích cho tất cả mọi người. Vài dòng chia sẻ trước:


It was indeed a formidable challenge for me to inscribe the following guide entirely in Vietnamese. As a means to enhance its comprehensibility, I have intermittently interposed the English language. Please accept my sincerest apologies for any resulting inconvenience.


It is imperative to underscore that the guide, albeit unfinished, has reached a functional stage and is therefore deemed sharable. However, due to the dearth of time, I was unable to execute meticulous proofreading and formatting. I implore your leniency and understanding, as this by no means reflects a careless or haphazard approach. Editing, formatting, and improvisation will be undertaken in due course.


Let's go.

 

Part 1: Introduction

  1. Tầm quan trọng của tiếng Anh: ai cũng biết > skip

  2. Các điều cần biết trước khi bắt đầu:

    1. Mục tiêu/ goal: không có mục tiêu và đích đến thì chỉ phí thời gian và kết quả cũng không tốt - historically proven..

    2. Plan & Thực hành: fail to plan = plan to fail - just don’t do it and plan everything properly.

    3. Confident: tự tin là điều quan trọng, có bao giờ bạn thấy ai làm gì thành công và thiếu tự tin chưa?

    4. Grammar (Văn Phạm) & Phát Âm: quan trọng nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn đầu học tiếng Anh.

    5. Làm thế nào để học (phương pháp): phương pháp học sai sẽ làm bạn mất rất nhiều thời gian và công sức.

    6. Sức khỏe: không có sức khỏe sẽ không làm được gì hết, cái này cũng áp dụng cho cuộc sống luôn, so stay healthy!


Bỏ qua 1 trong các yếu tố trên thì việc tự học AV của các bạn sẽ có khả năng thất bại cực kỳ cao và các bạn chỉ phí thời gian. You have been warned!


Các yếu tố quan trọng khác cần biết:


  1. Immersion, môi trường: tạo môi trường xung quanh bạn càng nhiều tiếng anh càng tốt. Nghĩ về việc tại sao một trong những cách tốt nhất để học tiếng Anh là ra nước ngoài.

  2. Blended study: học từ nhiều nguồn

  3. Học mỗi ngày: tính kỷ luật là cần thiết

  4. Use the internet: make it friend not foe

  5. Đừng bỏ cuộc

  6. Find a friend/ a lover is okay (for adult only) để luyện cùng sẽ hiệu quả hơn

  7. Cẩn thận với việc chọn và sử dụng tài liệu online, 1 vài cái good nhưng cũng có 1 vài cái bad.

  8. Ask for help khi cần thiết. Everyone was once a novice so no shame asking as you are learning.


General Understanding of English Learning


Tiếng anh chia làm 4 kỹ năng chính: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Câu hỏi là mình nên bắt đầu từ đâu?


Tùy theo mục tiêu của các bạn học để làm gì, sau đây là 1 vài gợi ý:


Cho người bình thường: luyện cả 4 kỹ năng nghe nói đọc viết từ thấp đến cao, luyện dần qua thời gian rồi cũng sẽ giỏi.

  • Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ai cũng làm được và cũng có kết quả tốt chỉ cần nổ lực và cố gắng

  • Nhược điểm: khá chung chung và mông lung


Cho dân hardcore, liều mạng hơn thua và phải làm bằng được, muốn thử thách và muốn nhanh thì mình khuyên chọn 1 chương trình tiếng Anh để theo đuổi. Ở đây mình khuyên là take IELTs (vì mình không biết các món khác :D). Mỗi 1 mốc điểm của IELTs sẽ tương ứng với 1 trình độ và các bạn theo đuổi - nên cụ thể rõ ràng và dễ đánh giá. Xem thang điểm và trình độ xem ở đây: link / các link kiểm tra trình độ có thể xem ở đây:

  • Ưu điểm: khó và đầy thử thách > học cảm giác có lửa, có thang điểm cụ thể để theo dõi và theo đuổi

  • Nhược điểm: rất khó cho các bạn mới bắt đầu & tự học


Xù khuyên: bắt đầu từ cái cơ bản trước, sau 1 thời gian nên nhảy qua IELTS because why not! Lý do đó nên mình tạm thời theo hướng phát triển cơ bản trước, ai có nhu cầu về IELTS và thích máu lửa thì tìm hiểu thêm nhé.


My Library:

  • Good English Books: sách hay về tiếng Anh theo đánh giá của mình: Link

  • 20 Perfect Phrases Series Books: full bộ sưu tập phrases, right, full: Link

  • Oxford Advanced Learner's Dictionary 8th Edition with iWriter: nhất định nên dùng cái này, best từ điển mình từng biết: Link

  • Ielts: sách và tài liệu IELTS mình từng luyện và thấy hay: Link

  • Cambridge: sách test Cambridge từ cuốn 1 đến cuốn 12 :) : Link


 

Part 2: study plan:


Next step: a study plan/ kế hoạch học tập


Thời gian của mỗi người là mỗi khác nhưng đây là các điểm cần lưu ý:

  1. 30 phút mỗi ngày và liên tục hàng ngày luôn tốt hơn 4 tiếng 1 ngày nhưng 1 tháng 1 lần. Tính nhất quán là cần thiết

  2. Tính thực tế cũng cần được đảm bảo, tránh học quá nhiều hoặc quá ít

  3. No excuse: không lập kế hoạch rồi bỏ đó, hãy nghĩ đến công sức của những người dành thời gian để hướng dẫn các bạn, những người đã bỏ công sức để up tài liệu (phần lớn là lậu) cho các bạn download và học. Be thankful và take advantage của tất cả những thứ này but don’t be a jerk!

  4. Practice, practice & confident

Keep that in mind và lập kế hoạch phù hợp với khung thời gian của các bạn, có thể copy theo khung thời gian của các trung tâm tiếng anh - 1 tuần 3 buổi, 1 buổi 90 phút.


Xù khuyên: mỗi ngày dành 1 tiếng cho việc học tiếng Anh, trong tuần phải đảm bảo được 4 kỹ năng được thực hành, càng nhiều càng tốt.


60 phút có thể chia ra 30 phút cho mỗi kỹ năng. Plan có thể như sau:

  • Thứ 2: Đọc & Nghe

  • Thứ 3: Nói & Viết

  • Thứ 4: Nghe & Nói

  • Thứ 5: Đọc & Viết

  • Thứ 6: Văn phạm và từ vựng Review: xem lại những gì đã học trong tuần qua, và chuẩn bị cho tuần tới.

  • Thứ 7 & CN: dành cho cuộc sống, nhưng nếu có thể, light reading như novel hoặc truyện ngắn, truyện cười hay English Movie sẽ rất tốt.


Note: càng đụng vào tiếng Anh càng nhiều sẽ càng tốt. Mẹo là nếu bạn kiểm tra thấy mình không biết được gì mới về tiếng Anh sau 1 ngày, thì có thể plan của bạn đang có vấn đề. Cần điều chỉnh!


Hardcore plan: nghe nói đọc viết mỗi ngày cho 4 kỹ năng, 1 ngày 2 tiếng - 7 days/ week - 365 days a year - right, sinh nhật đám cưới đám hỏi cũng không ngoại lệ.


Cho các bạn muốn nhanh và không cần phải làm gì thêm, sau khi các bạn lên kế hoạch học và sắp xếp thời gian. Các bạn có thể lên trang này để học từng kỹ năng:


Cho ngữ pháp: Link

Học từ vựng nhanh: Link


Luôn luôn bắt đầu từ dễ đến khó để tránh nản nhanh :). Again, không skip lesson, không nhảy nhanh và không bỏ cuộc quá sớm. Bạn sẽ cải thiện nếu có thể liên tục học và thực hành, nhưng đó không phải là chuyện ngày 1 ngày 2 và nó cần thời gian.

Sau khi cày xong trang web này thì trình độ bạn cũng đã bắt đầu khá rồi và có thể tiến hành tự học các chương trình cao cấp hơn. Yeah! hardcore program.


Các công cụ cần:

  1. Sổ tay để note lại những điều bạn học, từ mới, câu cú << bắt buộc nên có

  2. Viết và giấy (rất nhiều giấy) để viết và lau nước mắt mỗi khi xúc động vì thấy mình quá giỏi :)

  3. Internet (đã đóng tiền) để truy cập những website này

  4. Các website cần thiết:

    1. https://translate.google.com/?hl=vi : dịch mọi thứ trên đời

    2. Google: chị Google

  5. Người yêu (optional) để động viên và chia sẻ lúc khó khăn :( & thưởng khi học xong

Nguồn và tài nguyên học Tiếng Anh: rất nhiều, đừng để lost, you have been warmed!

Các ứng dụng học tiếng anh: link

Các website free để học tiếng anh: link


Các thứ có thể làm đầu tiên:

  1. Học 100 từ thông dụng nhất trong tiếng Anh: link / cách học từ vựng tốt nhất mình biết vẫn là học qua hình ảnh, xem tại đây : link - mỗi ngày 1 vài từ là okay

  2. Ngữ pháp: đọc ở đây là đủ dùng: link đừng đọc quá sâu và quá nhiều, giai đoạn sau sẽ cần nhiều hơn.

Các chapters tiếp theo sẽ nói về công cụ để học, từng cách để luyện 4 kỹ năng và các tips các bạn có thể dùng.




 


Part 3: Reading (Kỹ năng đọc)


Remember: Practice, practice & practice & be confident.

  1. Reading quan trọng vì:

    1. Giúp bổ sung và nâng cao từ vựng

    2. Tốt cho việc làm quen với ngữ pháp và tiếng Anh

    3. Phát triển kiến thức của bạn

  2. Cách cách đọc nhanh:

    1. Skim: đọc nhanh qua các ý chính và ý tổng quan

    2. Scan: đọc nhanh qua & tìm thông tin cụ thể/ chi tiết

    3. Skip: nếu bạn không hiểu 1 từ, skip từ đó và đọc tiếp, quay lại để đọc sau

    4. Đọc tiêu đề và từ khóa trước sẽ giúp bạn nắm ý tốt hơn và đọc nhanh hơn

    5. Read out loud: đọc to thành tiếng khi đọc, giúp bạn cải thiện khả năng đọc và phát âm


Tips cho việc luyện đọc:

  1. Đọc các tài liệu 1 cấp thấp hơn cấp tiếng Anh của bạn có thể đọc để tránh phải tốn quá nhiều thời gian để tìm từ và từ đó có thể nản. Test level của các bạn ở đây : reading test

  2. Trung thành với lịch luyện đọc của mình

  3. Đọc những thứ bạn thích đọc

  4. Tưởng tượng khi đọc

  5. Vừa nghe vừa đọc (audiobook) sẽ cải thiện tốc độ đọc của bạn


Các công cụ cần thiết khi luyện đọc

  1. Sổ ghi chép từ vựng

  2. Từ điển, online here: linkheregoogle translate cho text

  3. Các nguồn luyện đọc:

    1. Hội Đồng Anh - Luyện Đọc << cày cái này trước, mỗi ngày 1 - 2 bài cho cơ bản. Xong hết toàn bộ level là khá

    2. Đọc truyện ngắn có hình

    3. Đọc truyện cổ tích : ở đây

    4. Kho luyện đọc cho tất cả cấp độ: link và ở đây: link và ở đây: Link

    5. Đọc báo tiếng Anh: ABC news & BBC news & Vietnamnews

    6. Dành cho các bạn máu lửa: WSJ & The Economist & The New York Times


Các chú ý quan trọng:

  1. Không nên nóng vội, cần thời gian để nâng cao & cải thiện khả năng đọc

  2. Luôn ghi lại những điều mới học được khi đọc

  3. Không tham lam chọn quá nhiều tài liệu để đọc rồi bị quá tải, tẩu hỏa nhập ma

  4. Always enjoy when reading


 

Part 4 - Listening: Kỹ Năng Nghe


Start with this:

  • Practice makes perfect - muốn ăn phải lăn vào bếp

  • Consistency is the key

  • Be brave and don’t give up

Lý do nên luyện nghe:

  • Tưởng tượng bạn muốn giao tiếp tiếng Anh nhưng lại không hiểu người khác nói gì. Yeah, giao tiếp đã khó nay còn khó hơn nếu bạn không hiểu

  • tiếng Anh cũng giống như những ngôn ngữ khác có rất nhiều từ lóng, thành ngữ khó hiểu nếu bạn không làm quen trước.

  • Luyện nghe có thể giúp bạn phát triển 3 kỹ năng còn lại

  • Bạn có thể áp dụng những điều bạn nghe vào cuộc sống

Cách để phát triển kỹ năng nghe:

  1. Lập mục tiêu (xem lại phần đầu): đừng bao giờ làm gì khi mình không rõ là làm để làm gì và cuối cùng ra sao, set a goal!

  2. Lên kế hoạch: again, no plan or fail to plan thì bạn chỉ phí thời gian

  3. Chọn phương thức/ hoạt động luyện nghe phù hợp với bạn, phần này có các điểm cần lưu ý như sau (chi tiết về phương thức sẽ được giải thích kỹ hơn ở phần dưới) :

    • Chọn những phương thức bạn dễ dàng truy cập được như English Podcasts (yeah, all free!)

    • Chọn những hoạt động bạn cảm thấy hứng thú để làm: làm gì cũng vậy, nếu mình vui và thích thì sẽ dễ và có thể làm tốt hơn rất nhiều, ha.

    • Chọn phương pháp có hiệu quả đối với bạn, review và thay đổi khi cần

4. Theo sát kế hoạch và đánh giá/ thay đổi nếu cần thiết


Các các để luyện nghe - detailed activities from 2.3:

  • Podcast: (hoặc nói chung là netcast, là một series các tập tin âm thanh hoặc video số mà người dùng có thể tải về và nghe). Podcast theo mình là cách tốt nhất hiện nay để có thể luyện nghe, lý do:

  • Có thể truy cập 24/07 và rất nhiều podcast để chọn (cẩn thận, nhiều quá cũng khó chọn :( )

  • Dễ tua tới tua lui để nghe nếu cần thiết

  • Thường đi kèm với transcript (bản dịch)

  • Vừa đủ, không quá dài cũng không quá ngắn

  • Có thể chọn để phù hợp với trình độ

  • Có khả năng tùy chỉnh tốc độ của podcast để phù hợp với trình độ nghe

Các cách tốt để sử dụng podcast 1 cách có hiệu quả:


Các loại podcast có thể nghe

  • Podcast về học tiếng Anh: mục đích chính là dùng để luyện tiếng Anh. Bên dưới là các trang mình khuyên nên dùng:

Links:


Các cách để sử dụng podcast 1 cách có hiệu quả:

  • Tìm & nghe thử & chọn Podcast phù hợp với trình độ của bạn, quá khó hoặc quá dễ cũng không hiệu quả

  • Nghe lần đầu không nên dùng transcript, sẽ cho bạn làm quen với việc nghe không có hướng dẫn và cũng để đánh giá năng lực nghe của bạn

  • Viết lại summary sau khi nghe để tóm tắt ý bạn hiểu, việc này sẽ hỗ trợ kỹ năng nghe hiểu và viết tiếng Anh của bạn

  • Sử dụng từ điển, transcript hoặc phụ đề để rà soát xem mình đã hiểu hết chưa và có sót gì không

  • Lập cuốn sổ từ điển: ghi lại các từ mới bạn học được, có thể dùng chung với cuốn reading hoặc writing

  • Bắt chước nói theo podcast: bắt chước nói theo sau khi nghe (shadowing) là một cách tốt để


Radio: nghe đài. Các đài có thể nghe:

Youtube: sức mạnh của youtube cho việc học tiếng Anh là không cần phải giới thiệu. Chỉ có 1 lưu ý nhỏ của mình là trách bị xao lãng khi lên đó để học tiếng Anh mà 15 phút sau lại thấy mình đang ngồi xem mèo chạy xe đạp (weird!).


Các channel có thể xem:

Lưu ý: chọn video bạn yêu thích để xem, xem full màn hình để không bị xao lãng, dùng phụ đề khi xem để hiểu hết ý. Xem đi và xem lại nhiều lần để có thể hiểu được nội dung video truyền tải. Thử các lần sau không dùng phụ đề để test xem mình hiểu được bao nhiêu. Cuối cùng lâu lâu click thử vào các videos khó như các bài giảng của giáo sư (Yale Courses) để thử lửa :D



Audiobooks: sách nói, rất phổ biến hiện nay và dễ truy cập. Vừa có thể luyện nghe vừa có thể luyện luôn cuốn sách :D.


1 vài nguồn sách nói free mà mình thích

Netflix (có phí): dùng để luyện tiếng Anh qua phim (again, hạn chế xem phim có phụ đề tiếng Việt sẽ cực kỳ có ích cho việc luyện tiếng Anh của các bạn). Môt lưu ý nữa là các bạn đừng nên quá thụ động trong việc dùng các công cụ này, chỉ xem và nghe mà không ghi chép hay học và tương tác sử dụng thì kết quả cũng bằng 0 hoặc rất kém.

Cách thức sử dụng Netflix cũng giống như Youtube, sau khi các bạn xem phim xong (có phụ đề) các bạn xem lại cảnh mình thích (có hoặc không có phụ đề) và cố gắng hiểu xem các nhân vật muốn diễn đạt gì, take note và learn. Lặp lại các hoạt động này cho đến khi hết thời gian cho buổi “học” :D

Các show trên Netflix nên xem:

  • Friends - sitcom drama chia thành từng tập nhỏ khá vui

  • Explained: giải thích về các thứ thú vị trên đời

  • How I Met Your Mother: best TV-Show mình từng xem

  • The Big Bang Theory: funny TV show, nói về các hiện tượng khoa học và cuộc sống

  • Suits: phim về luật sư

  • Modern Family: phim về gia đình (thể loại comedy)

Video Games: là 1 công cụ tốt để luyện tiếng Anh ( :D ) vì bạn phải cố nghe để hiểu game nói gì, và nếu bạn stream và play trên global server việc nói chuyện hoặc chat với người nước ngoài rất có khả năng xảy ra. Ngoài ra thì mỗi lần chơi game cung mất vài tiếng :d nên nếu có thể tối ưu được việc này thì đúng là vừa học vừa chơi :D

Caution: hạn chế dùng lý do này để chơi game nhiều và thụ động, chỉ biết chơi mà không tương tác, ghi chép hoặc “học” và “train” tiếng Anh của các bạn.

Cách thức để sử dụng game luyện tiếng Anh:

  • Chọn game đúng/ tốt, có thể tạo hứng thú để bạn chơi. Chọn game có nhiều hội thoại, nhiều hội thoại, nhiều hướng dẫn bằng tiếng Anh và tương tác nhiều với nhân vật - bắt buộc game phải bằng tiếng Anh 100%

  • Chon game phù hợp với trình độ tiếng Anh, cho level cơ bản có thể chơi các game dành cho trẻ con. Ở level cao hơn có thể chơi các game chiến thuật vì có nhiều hướng dẫn bằng tiếng anh.

Các games có thể dùng để luyện tiếng Anh:

  • http://playinfluent.com/ < Influent: được tạo ra để luyện tiếng Anh và từ vựng :D try it

  • Orwell: Keeping an Eye On You: điều tra về các vụ khủng bố, sử dụng thông tin trên mạng, thông tin cá nhân để điều tra. 1 Game hay nên thử.

  • “Tropico 4” hay loạt game tropical series

  • Tất cả game Tiếng Anh bạn thích :D

Tìm bạn học cùng: người này có thể hỗ trợ cho cả việc luyện đọc và nghe. Tốt nhất là người bản xứ, người Việt cũng được, và mình khuyên là tìm 1 người bạn (người yêu là best nhất) và tiến hành sử dụng tiếng Anh hằng ngày. Các nguồn có thể tìm partner online

Final things to say:

  • Cách tốt nhất để luyện 1 ngôn ngữ là chủ động, nghĩa là tương tác, có ghi chép, review và thực hành. Học 1 cách thụ động, chỉ nghe và xem mà không thực hành hay “học” sẽ đem lại kết quả rất ít. Chủ động học bằng các cách sau:

    • Viết lại những gì bạn nghe

    • Lặp lại những gì bạn nghe (shadowing)

    • Tạo danh sách từ vựng cho bạn khi luyện nghe

    • Trao đổi và giao tiếp nhiều với người nước ngoài

  • Việc học và luyện tiếng Anh nên thú vị, bạn có thể vừa luyện nghe vừa lau nhà rửa chén hoặc dancing nhưng đừng quá lạm dụng. Multitasking quá nhiều chưa bao giờ đem lại kết quả tốt cho việc làm hoặc học.

  • Thực hành và cố gắng liên tục, đừng bỏ cuộc. Luyện 1 ngôn ngữ là cả 1 quá trình, và nó cần thời gian. Nhưng cố gắng nổ lực rồi sẽ được.

 

Part 5: Speaking - làm thế nào để cải thiện speaking

Again nhớ: Practice, practice & practice & be confident.

Đây là môn mà nhiều bạn ngại nhất, ngại nói sai, phát âm sai và nhiều khi nói người ta không hiểu mình lại bị quê. Thông thạo và nói tiếng Anh trôi chảy là có thể đạt được nếu như bạn luyện thường xuyên. Nghĩ về đứa nhỏ trong những năm đầu đời mới bắt đầu tập nói cũng nói, không có gì là xấu hổ khi bắt đầu 1 cái gì mới, just go out practice and prove people wrong, be confident.

Keep this in mind: không có shortcut, nói càng nhiều và luyện tập càng nhiều bạn sẽ càng giỏi. Cũng như các môn khác, bạn sẽ cần: mục tiêu, kế hoạch, đánh giá và cải thiện (xem lại phần reading và listening để biết thêm). Sau đây là các cách để cải thiện khả năng tiếng anh và các điểm đáng lưu ý:

  1. Nếu bạn không có ai để luyện cùng (phương pháp solo speaking :D )

  • Tự nói chuyện với mình từ 2 phía, tự đặt câu hỏi và trả lời, trong nhà tắm, tại cửa hàng tạp hóa, siêu thị, rạp chiếu phim.. Đây là một cách tốt để phát hiện ra những điều bạn không biết nói và take note lại để tìm từ và practice nó trước khi thực sự có cuộc nói chuyện với người khác

  • Shadowing: là một cách cực kỳ tốt để cải thiện speaking. Đơn giản là bạn nghe người bản xứ nói chuyện rồi lặp lại giống như vậy, từ giọng đọc đến ngữ điệu. Nó giúp cho bạn nhớ và tạo thành thói quen nói không cần nghĩ (dùng muscle memory) khi nói tiếng Anh.

  • Nói chuyện với TV, máy tính: ý tưởng là khi bạn xem phim hay nghe cuộc nói chuyện nào, phản hồi với người nói theo ý của bạn. Ví dụ khi bạn đang xem phim và nhân vật nói: should I confess?, you can reply: you should idot and so on, try it, will be fun.

  • Record yourself: thu âm lại mỗi khi bạn luyện nói, việc này sẽ rất có ích cho việc nhận biết bạn nói như thế nào ( :D ), có thể so sánh phát âm của bạn với phát âm chuẩn (dùng google để tra xem phát âm của 1 từ như thế nào và cuối cùng cũng có thể dùng để xem bạn cải thiện như thế nào sau 1 thời gian. Bonus: sẽ rất vui khi bạn nói anh văn lưu loát và nghe lại những ngày đầu mình luyện :D

  • Đọc lớn thành tiếng khi bạn đọc sách, việc này sẽ giúp phát âm. Trong sách cũng có rất nhiều hội thoại bạn có thể dùng để luyện nói. Nếu bạn không biết đọc đoạn nào thì dùng cái này text to speak để computer có thể đọc giúp bạn (best on the internet I can find for text to speech)

  • Nghe nhiều (listening): nghe nhiều cũng sẽ cải thiện kỹ năng nói của các bạn, chú ý cách người khác nói và phát âm.

  • Gọi cho dịch vụ chăm sóc khách hàng và sử dụng tiếng Anh để giao tiếp - hạn chế vì có thể làm phiền người khác but hey, có thể bạn cũng giúp cho 1 bạn chăm sóc khách hàng nào đó relax khi nói chuyện sau 1 ngày cực kỳ điên cuồng. In the end, bạn cũng có thể improve tiếng Anh bằng cách này. Có thể bắt đầu với: “ hello, I would like to question abou.. And I would like to use English would that be okay?” the key is to be polite (hòa nhã và lịch sự) và hạn chế flirting (cua) các bạn customer services :D


Các điểm đáng lưu ý:

  • Ngữ pháp: không nên tập trung quá nhiều vào ngữ pháp (mình sẽ luyện phần này sau), tập trung vào đối thoại và giao tiếp. Tiếng Anh sẽ sound rất lạ nếu bạn sử dụng 100% và tập trung 100% vào ngữ pháp.

  • Không dịch ra tiếng Việt khi bạn nói, cố gắng tập cách nghĩ bằng tiếng Anh (xoay quanh bạn mọi thứ bằng tiếng Anh rồi dần dần bạn sẽ thấm tiếng Anh vào máu và bắt đầu nghĩ gì cũng bằng tiếng Anh)

  • Đừng chỉ học từng từ mà nên học luôn cả câu và cụm câu. Để có thể nói tiếng Anh lưu loát bạn cũng nên biết từ nào nên đi cùng với từ nào và cụm từ nào nên dùng. Check phrases here. Thành ngữ cũng được sử dụng rất nhiều trong tiếng Anh nên nếu bạn không học phần này, khả năng cao sẽ khó có thể lưu loát được. Ví dụ như “break a leg” không có nghĩa là bẻ gãy chân mà là chúc may mắn. Check các thành ngữ cơ bản tại đây basic idioms

  • Kiếm 1 người bạn để luyện nói sẽ rất tốt cho bạn. Người này có thể là bạn bè, online hay offline nhưng nên là người có trình độ tiếng Anh tốt để có thể hỗ trợ bạn.

  • Tự tin: nên có quan điểm là minh đang học và sẽ make mistake, và đừng ngại khi người khác sửa sai cho bạn (in fact, nên khuyến khích điểm này để biết sai mà sửa) và đừng xin lỗi khi bạn nói sai (hell yeah), thay vì vậy yêu cầu giúp đỡ và sửa sai.

Các nguồn để luyện speaking online:

Apps để luyện nói:


 

Part 6: Writing - Viết


Đây là phần gần như là khó nhất với tất cả mọi người, để nói về cách luyện viết và cách viết cho hay thì sẽ mất cả khối thời gian và phải viết cả cuốn sách về chủ đề này thì may ra cover được 1 phần. Để dễ bắt đầu, mình sẽ tập trung vào các phần quan trọng nhất của Writing, làm thế nào để viết có hiệu quả nhất và các điểm cần lưu ý. Cũng như speaking và reading, thực tập càng nhiều thì viết sẽ càng tốt, còn luyện như thế nào, here we go.


Trước giờ chúng ta học, writing chia làm 4 loại:


  • Academic: học thuật, dạng như luận văn bạn viết ở trường

  • Evidentiary: kể chính xác câu chuyện xảy ra

  • Literary: văn học, như Shakespeare, Dan Brown etc.

  • Workplace: tất cả vấn đề liên quan đến professional English << mình sẽ tập trung vào phần này vì nó thực tế nhất và có áp dụng nhiều nhất. Suy cho cùng thì học ra cũng đi làm, và professional writing là thật sự cần thiết cho mọi người về tính ứng dụng và hiệu quả của nó.


Thông thường cấu trúc của các dạng viết chúng ta được học như sau:


Giới thiệu >> Facts & figures (các dữ liệu, yếu tố) để dẫn người đọc đến >> kết luận


Professional English thường có cấu trúc như sau:


Nói cho tôi biết anh muốn gì >> tại sao và như thế nào >> tôi (chúng ta) cần phải làm gì tiếp theo?


Good writing thiên về tính rõ ràng, đơn giản và kỹ thuật viết tốt, không phải là cách dùng từ hoa mỹ và dài lê thê. Tiếng Anh cơ bản và thông dụng (plain English) luôn được đánh giá cao cho cả các vấn đề cơ bản và phức tạp vì nó rất dễ tiếp thu và thông điệp được truyền đạt rõ ràng. Bên dưới là các điểm đáng chú ý khi viết để thông điệp rõ ràng hơn và dễ cho người đọc tiếp thu (viết hiệu quả):


  • Sử dụng tiếng Anh hằng ngày

  • Được lên kế hoạch

  • Viết cho nhu cầu của người nhận

  • Phù hợp với nội dung/ bối cảnh mà người nhận sẽ đọc (đừng viết email chia sẻ thông tin vừa có bạn gái với người vừa mới chia tay, right!)

  • Nhìn được: kích thích người nhận đọc tiếp (hình thức)

  • Sử dụng cấu trúc câu đơn giản - 2 dòng là tương đối đủ 1 đoạn

  • Sử dụng headings và lists để hướng dẫn người đọc về cấu trúc

  • Sử dụng hình ảnh/ table: hình ảnh trực quan luôn dễ hiểu hơn từ ngữ

  • Giải thích các thuật ngữ trước khi sử dụng

  • Sử dụng văn chủ động thay vì bị động - write “we did it” not “it was done by us”

  • Ngắn gọn và súc tích

  • Sử dụng khuynh hướng tích cực khi viết - write “when you send us the picture, we will..” not “we can’t do that if until you send us the picture:

  • Một mẹo đơn giản là sau khi viết bạn đọc lớn lên văn bản vừa viết, nếu bạn “feel” không tốt thì có thể là cách viết hoặc từ ngữ của bạn có vấn đề. Thêm nữa, tự hỏi bản thân nếu người mà mình định gửi thông điệp này đến ngồi ngay sát bên, mình có nói với anh ta những điều mình đang viết theo cách này không. Nếu câu trả lời là không thì sorry, bạn cần viết lại.


Người nhận thường đọc như thế nào:

  • Chú ý nhiều vào phần đầu

  • Ít chú ý hơn ở phần giữa

  • Tập trung lại vào phần cuối

  • Scan and skim văn bản, tìm những điểm chính mà bạn muốn họ đọc và liên quan đến họ

  • Lắc đầu với những đoạn văn quá dài và phức tạp


Cấu trúc viết văn cơ bản: tùy vào mục đích viết, cấu trúc từng bài viết sẽ khác nhau, nhưng cơ bản cấu trúc sau đây sẽ áp dụng cho hầu hết các dạng viết:


  1. Topic (mở bài)

  2. Body (thân bài)

  3. Conclusion (kết luận)


  • Topic: thường là câu mở đầu, thường đủ rộng và đủ thông tin để giới thiệu vấn đề sẽ được giải thích kỹ hơn ở các đoạn văn sau. Trong 1 vài bài viết phức tạp, câu chủ đề có thể nằm bất kỳ đâu trong đoạn topic (không hẳn là ở đầu đoạn văn), nhưng luôn luôn có.

  • Body: thân bài là phần chính của đoạn văn, giải thích chi tiết về các vấn đề đã được đề cập trong phần topic và trả lời (hay giải đáp) các thắc mắc/question có thể đang có của người đọc.

  • Số câu nên có trong 1 đoạn văn: văn phạm tiếng Anh không quy định số câu cần có trong 1 đoạn văn và thực tế cũng không ai care (trừ viết văn học thuật - academic), nên bạn có thể chọn số lượng câu cần thiết, nhớ là đơn giản, súc tích luôn có hiệu quả.

  • Conclusion: tổng kết các ý và có thể đưa ra nhận xét hoặc kết luận cho các vấn đề đã được đề cập trong các phần trước.

Một vài kỹ thuật để viết tốt:

  • Cho các bài viết phức tạp, đừng cố gắng để viết hoàn hảo 100% ngay từ lúc đầu, bắt đầu với các ý bạn có thể nghĩ ra (brainstorming) sau đó viết 1 vài đoạn nháp. Bạn luôn có thể thay đổi và chỉnh sửa nội dung sau, hầu hết những người viết tốt khi bắt đầu viết đều viết nháp trước rồi chỉnh sửa sau đối với các văn bản phức tạp.

  • Body language: cách mà thông điệp được thể hiện và truyền tải cũng quan trọng như là từ ngữ. 1 bài viết tốt có thể kích thích người đọc đọc tiếp và xây dựng các yếu tố nền tảng để có thể giao tiếp hiệu quả. Các yếu tố trình bày như định dạng, font chữ, chấm câu, spelling (đánh vần) là rất quan trọng

  • Sử dụng hình ảnh/ bảng thống kê, biểu đồ sẽ làm cho bài viết của bạn rõ ràng hơn.

  • Sử dụng list: các gạch đầu dòng thống kê để làm nổi bật các điểm bạn cần liệt kê

  • Sử dụng các định dạng font chữ khác nhau: làm đậm, nghiêng, gạch chân, tô màu cho các cụm từ hoặc câu quan trọng để làm nổi bật ý. Lưu ý không nên quá lạm dụng vì cái gì cũng quan trọng thì thành ra không cái gì là quan trọng.

  • 1 câu 1 ý: các câu dài và phức tạp thường không thể hiện rõ được ý, ngắn gọn và cô đọng sẽ dễ dàng diễn đạt ý hơn.

  • Tối giản ngôn ngữ, bỏ bớt các dạng viết quá trang trọng, phức tạp các từ ngữ không cần thiết và các câu không cần thiết. Hạn chế sử dụng thuật ngữ/ các từ chuyên môn mà không giải thích trước cho người đọc.

Spelling & các luật cơ bản:

  • Chúng ta biết là việc viết sai chính tả có ấn tượng rất không tốt đến đoạn văn và thông điệp được truyền tải, thậm chí khá khó chịu. Cho nên rất là quan trọng để viết đúng chính tả trong văn viết.

  • Có 1 điều đáng lưu ý là đừng để spelling cản trở bạn trong việc tìm ý và cấu thành bài viết. Chúng ta luôn có thể check lại chính tả sau, sau khi viết xong (khuyến khích).

  • Các cách để cải thiện spelling:

    • Làm quen và học cách sử dụng từ điển - có thể đọc ở đây

    • Đọc, đọc và đọc - bạn càng đọc nhiều thì khả năng spelling của bạn sẽ càng tốt, nếu có thể viết lại những từ mà bạn thích và ghi nhớ những từ đó

    • Tìm 1 người giỏi về tiếng anh để giúp bạn kiểm tra lỗi chính tả, có thể đãi họ cafe hay 1 chầu ăn tùy bạn deal với họ

    • Cẩn thận khi sử dụng phần mềm kiểm tra chính tả và autocorrect

    • Đừng nản. Chúng ta ai ai cũng mắc phải vài lỗi khi bắt đầu, nên chỉ cần cố gắng và nỗ lực thì sẽ ổn.


Affixes: các yếu tố ngữ nghĩa có thể được thêm vào một từ để thay đổi ý nghĩa của từ đó. Tiền tố đi trước, hậu tố đi sau.


1 vài tiền tố và hậu tố cơ bản:


Tiền tố:




Hậu tố: thêm sau 1 từ:




Các nguồn để luyện writing:

Useful tools:


Chúc mừng bạn đến được trang cuối cùng (cho dù là đọc hết hoặc là kéo chuột xuống :D). Hy vọng là bạn kiếm được những gì cần kiếm và những điều bổ ích cho việc học tiếng anh của mình.


Happy Studying.


1,093 views1 comment

Thời gian này mình đi nhiều, gặp nhiều và nói chuyện với nhiều người từ những người rất thành công đến các bạn trẻ vừa mới bắt đầu năm nhất tại các trường đại học, có rất nhiều điều đáng để suy nghĩ. Một trong số đó là trăn trở của các bạn trẻ về ngành, về nghề, về việc sẽ học gì, làm gì, ai sẽ hướng dẫn mình và rồi liệu những cái mình làm có đúng không, có tốt cho mình trong tương lai không? Và rồi chia sẻ của những bạn rất lo lắng khi sử dụng số tiền bố mẹ dành dụm cả đời để cho mình lên Sài Gòn học hành và lập nghiệp, chưa kể đến tâm sự của các bậc phụ huynh cố gắng bươn chải suốt ngày để phụ tài chính cho con mình từng tháng. Các bác chỉ biết cố gắng làm chứ không có rành về phát triển sự nghiệp hay cần làm gì cho các con thành công trong thời đại này. Nghĩ thôi đã thấy khó và rất khó cho các bạn, cho rất nhiều các bạn. Nghĩ hoài cũng không giải quyết được gì nên cách tốt nhất là làm, từ đó cái guide này ra đời.


Hy vọng cái guide này sẽ giúp được ít nhiều cho các bạn trong việc trả lời các câu hỏi các bạn đang có và những trăn trở của các bạn trong suốt thời gian qua, và nếu làm được thì một phần nào các bậc phụ huynh cũng sẽ bớt 1 xíu nỗi lo. Let’s go.


 

Có ba câu hỏi quan trọng chúng ta phải trả lời trong suốt con đường sự nghiệp của hầu hết tất cả chúng ta:

  1. Học gì để ra trường làm được việc

  2. Trong thời gian đi học, có thể làm gì để tăng cơ hội kiếm được việc làm tốt sau khi ra trường

  3. Nên kiếm và join công ty nào khi ra trường để setup cho chúng ta có những thành công trong tương lai

Guide này mình sẽ cố gắng trả lời 3 câu hỏi trên để các bạn có cái nhìn tổng quát và chân thực hơn về các lựa chọn có thể có trước khi ra quyết định cho sự nghiệp của mình. Trước khi bắt đầu, 1 vài lưu ý:

  • Hiện tại thì có khá nhiều lựa chọn cho các bạn trẻ, có nhiều bạn bắt đầu khởi nghiệp rất sớm và trở thành entrepreneurs, phần còn lại - và là phần lớn - chọn con đường đi học, rồi đi làm rồi phát triển sự nghiệp của mình với công ty. Guide này tập trung nhiều hơn cho các bạn ở vế sau nên cho các bạn khởi nghiệp sớm, có thể không cần đọc tuy nhiên mình nghĩ cũng sẽ có nhiều thông tin có ích cho các bạn trong này, your choice.

  • Guide này tập trung vào các bạn có tiềm năng và có mong muốn thành công vượt bậc trong suốt sự nghiệp của các bạn ie. trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực mà các bạn chọn. Cho những bạn thích work/life balance và chỉ muốn một cuộc sống hay công việc nhẹ nhàng, trung bình là được thì cũng có thể skip qua, có khá nhiều resources ngoài kia có thể đọc cho các phần này.

  • Background của mình là Logistics, kinh nghiệm của mình cũng nghiêng nhiều về ứng dụng công nghệ cho Logistics nên guide của mình cũng sẽ liên quan nhiều nhất đến các ngành tương tự như Logistics và công nghệ (Tech) với các đặc tính như phát triển nhanh, thay đổi nhanh, yêu cầu cao và có nhiều cơ hội mới cho tất cả mọi người. Guide này cũng sẽ thiên vị nhiều hơn về logic và khoa học hơn là nghệ thuật do background của mình nên mình hy vọng là nó cũng có thể áp dụng được cho các nhánh nghệ thuật khác, nhưng không đảm bảo nhé.

  • Tất cả những thứ mình viết đều dựa trên quan điểm và góc nhìn của mình, đây là những thứ nếu được “làm lại 1 lần nữa" mình sẽ làm. Như vậy, mọi người có thể tiếp cận guide này như là một hướng dẫn để có thể có được những cân nhắc và lựa chọn tốt hơn và nó nên là bắt đầu của một quá trình chứ không phải là những thứ bắt buộc phải làm theo, và làm theo rồi sẽ thành công (tuy nhiên mình khá tự tin là nếu làm theo tốt thì khả năng thành công sẽ cao). Mình cũng tin là có rất nhiều hướng dẫn tốt và góc nhìn hay ngoài kia về vấn đề này và welcome mọi người phản hồi, góp ý để guide này tốt hơn.

Rồi, bắt đầu ha.



 


Phần 1: career planning - có cần thiết không?

Mình là người hay đặt câu hỏi cho tất cả mọi thứ và cho phần này cũng vậy. Trước khi viết về việc làm career planning như thế nào thì mình tự đặt câu hỏi là có cần thiết là phải làm công tác này không (do thói quen trước khi làm việc gì đó thì phải xem là nó có cần thiết phải được làm không :D), sau một hồi suy nghĩ thì mình thấy là nó không quan trọng như chúng ta vẫn nghĩ, để mình giải thích.


Ngành mình học chính là Finance & Accounting, ngoài những môn bắt buộc mình dành toàn bộ thời gian còn lại để học Economics, Econometrics và các môn thiên về kinh tế như Commodity Derivatives. Mình từng muốn làm việc trong lĩnh vực Finance, đặc biệt là commodity trading. Sau khi học xong, mình có cơ hội làm việc trong ngành bất động sản, rồi sau đó là Logistics và đối với mình cũng là khá thành công trong mảng này - mình cũng biết rất nhiều người cũng thành công và con đường mà họ chọn hoàn toàn khác với những gì họ đặt ra ban đầu.


Quan điểm: thế giới này cực kỳ phức tạp và mọi thứ thay đổi liên tục, cho nên trừ khi chúng ta có thể biết trước được tương lai thế nào, việc planning career thường sẽ có kết quả không giống như chúng ta mong đợi. Xem xét các yếu tố như sau:

  • Chúng ta sẽ thay đổi theo thời gian

  • Sở thích của chúng ta sẽ có thể thay đổi

  • Ngành mà chúng ta muốn làm cũng có khả năng thay đổi

  • Thế giới này cũng sẽ thay đổi

Cho nên, việc planning cho career nếu cần phải làm để làm cho chúng ta yên tâm hơn thì có thể làm, nhưng thực tế là không có ích lắm và sẽ giới hạn chúng ta cho việc đón nhận những thử thách hoặc cơ hội nằm ngoài cái plan của chúng ta - career planning = career limiting. Càng sớm nhận thức được việc này sẽ càng tốt hơn cho chúng ta trong việc chuẩn bị sự nghiệp của mình.


Actions: dành 1 chút thời gian để nghĩ về sở thích của mình, research về ngành mình muốn làm xem có phù hợp với mình không và quyết định rồi bắt tay vào làm. Đây là xuất phát điểm để chúng ta bắt đầu cho nên không cần tốn quá nhiều thời gian, toàn bộ thời gian và năng lượng còn lại tập trung vào thứ khác quan trọng hơn: chuẩn bị sẵn sàng cho các cơ hội khi nó xuất hiện.


100% những người thành công mà mình biết là những người luôn sẵn sàng đón nhận cơ hội và sẵn sàng để biến cơ hội thành thành công của họ, mặt khác chúng ta cũng nghe rất nhiều người hối tiếc vì đánh mất cơ hội do chưa sẵn sàng, do không biết đó là cơ hội.. Khả năng nhận diện cơ hội và nắm bắt cơ hội sẽ là một trong những chìa khoá chính và quan trọng nhất cho sự thành công trong sự nghiệp của chúng ta, cho nên là rất quan trọng để hiểu và tập trung vào nó. Phần còn lại của phần 1 sẽ tập trung hoàn toàn vào việc hiểu về các cơ hội và cách nắm bắt nó.


Cũng như tất cả mọi thứ xảy ra với chúng ta, có thể cân nhắc yếu tố bên ngoài (external) và bên trong (internal) cho cơ hội. Theo đó, cơ hội theo mình có 2 dạng chính:

  1. Là cơ hội đến với chúng ta và

  2. Là cơ hội do chúng ta tạo ra

Chi tiết:


Cho 1: các cơ hội đến với chúng ta thường là hệ quả của việc chúng ta xuất hiện đúng lúc, đúng thời điểm và thường đến với chúng ta vào lúc chúng ta ít mong đợi nhất - ví dụ khi mình rời EcoTruck thì để lại một khoảng trống cũng khá lớn cho các công tác quản lý, các bạn nhân viên trực tiếp của mình cũng có cơ hội thăng cấp và đón nhận các thử thách mới ở vị trí cao hơn. Các cơ hội này thường đến rất nhanh và đi rất nhanh, vì nếu chúng ta không nắm bắt nó thì người khác sẽ nắm bắt ngay. Đây cũng là một điểm khác biệt giữa một người làm hoài cũng vậy và một người thì lên nhanh như diều gặp gió.


Note: Phần lớn các career planning và career coach hiện nay mình thấy khi làm career planning thực chất là chuẩn bị cho các cơ hội này.


Cho 2: các cơ hội do chúng ta tự tạo ra. Đây sẽ là phần tập trung chính của mình khi viết series này vì việc xuất hiện đúng lúc đúng thời điểm cũng sẽ là một cách tốt để nắm bắt cơ hội nhưng cách tốt hơn là tự tạo cơ hội cho chính mình, đặt mình vào vị trí mà cơ hội sẽ xuất hiện. Nhiều người ngoài kia vẫn liên tục cố gắng để tạo ra cơ hội cho mình, như là liên tục học các kỹ năng mới, liên tục làm quen với những người có thể giúp họ phát triển tốt hơn hay giới thiệu họ cho các dự án thú vị hơn, liên tục suy nghĩ và tạo ra các dự án mới và có giá trị cho công ty rồi từ đó đẩy họ lên. Kết quả, họ liên tục nhận được các cơ hội tốt và liên tục phát triển. Cũng là tất yếu, vì “ai tìm thì sẽ thấy”, khi chúng ta có mục tiêu và thực sự nỗ lực để đạt được những gì chúng ta muốn thì thế giới sẽ xoay quanh chúng ta những thứ cần thiết để chúng ta có thể làm được điều đó.


Bên cạnh đó, mình cũng thấy rất nhiều người bị động, không làm gì nhiều và mong chờ cơ hội may mắn đến với mình. Rất khó và rất ít khi xảy ra, cuộc sống này quá ngắn, đừng làm vậy.


Nói như vậy không có nghĩa là cứ nhảy tới, nhảy lui khi có cơ hội xuất hiện. Chúng ta cần có cách suy nghĩ có hệ thống hơn để sắp xếp phần này. Điều này dẫn đến quan điểm của mình về thành công và cơ hội:


Trở thành người có khả năng thành công luôn quan trọng hơn bản thân của sự thành công. Nghĩa là đừng nên chạy theo định nghĩa thành công là như thế nào (là có nhiều tiền, có nhà, có xe, có tình yêu) mà câu hỏi quan trọng hơn là để có được những thứ đó, chúng ta phải là một người như thế nào. Góc nhìn này sẽ mở đường cho rất nhiều hướng chúng ta có thể làm và giúp cho chúng ta có thể sắp xếp và vạch ra chiến lược và kế hoạch cho mình. Ví dụ:


Thành công trong lĩnh vực Logistics có thể là trở thành giám đốc, quản lý tất cả hoạt động vận tải, có hàng trăm nhân viên và team cực kỳ giỏi, có mối quan hệ sâu và rộng với các anh em trong ngành etc.. Nếu áp dụng cách trên thì thay vì hỏi là làm thế nào để được vậy (rất khó trả lời) thì có thể hỏi là chúng ta phải trở thành người như thế nào để có thể đạt được thành tựu đó và theo mình thì đây là câu hỏi quan trọng và có thể thay đổi tất cả mọi thứ. Một khi chúng ta có thể chuẩn bị cho bản thân của chúng ta sẵn sàng, chúng ta sẽ có thể có khả năng tạo ra cơ hội, đón nhận cơ hội và biến cơ hội thành thành công. Nói 1 cách khác, thành nhân trước rồi thành công sau.


Sau khi đã hiểu như vậy, thì tất cả những cái chúng ta làm sẽ được sắp xếp và bố trí để bổ trợ cho việc này. Phần này sẽ giúp chúng ta nhận biết là cơ hội nào là cần thiết và cái nào nên bỏ qua. Phần lớn chúng ta sẽ không làm 1 việc và làm hoài mà khả năng cao là chúng ta sẽ cố gắng thử một vài cái cho đến khi tìm ra được công việc mà chúng ta thích. Mình khuyên các bạn trẻ là nên nhìn những công việc chúng ta làm như là một cái portfolio lớn mà trong đó có nhiều dự án nhỏ, mỗi dự án sẽ bổ trợ để xây dựng bản thân chúng ta thành người mà chúng ta muốn trở thành, thành người mà có khả năng tạo ra hay nắm bắt cơ hội khi nó xuất hiện. Nếu nhìn theo hướng đó, chúng ta có thể suy nghĩ rộng hơn và sâu hơn cho những gì chúng ta muốn làm và có thể mạnh tay gạch bỏ những thứ không liên quan.


Cũng giống như việc đầu tư, kết quả của việc đầu tư nên là sinh lời hoặc cho chúng ta leverage (đòn bẩy) để làm tốt hơn. Các kết quả khác thì không gọi là đầu tư mà gọi là dùng/tiêu xài, đầu tư thời gian và công sức của bạn chứ đừng tiêu xài nó vì tiêu xài thì sẽ mất hết còn đầu tư tốt thì thường sinh lời.


Sau khi đã hiểu về cơ hội thì chúng ta sẽ đi sâu thêm vào việc làm thế nào để chuẩn bị bản thân mình cho các cơ hội. Phần 2: Học Gì Bây Giờ sẽ tập trung vào việc trả lời câu hỏi muôn thuở là nên học gì để thành công.



 

Phần 2: học gì bây giờ?


Phần này sẽ cover 2 điểm chính và quan trọng: giáo dục và skills (các kỹ năng) cần thiết cho chúng ta để thành công.


Note: mình dùng từ real world để chỉ về thế giới đi làm, thế giới thực ngoài kia sau khi chúng ta kết thúc việc đi học. Nó sẽ hoàn toàn khác với những thứ chúng ta nghĩ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, trust me :)


Như chia sẻ lúc đầu, phần này tập trung vào những bạn chọn con đường là đi học rồi phát triển sự nghiệp của công ty. Việc học để chuẩn bị cho đi làm thường sẽ rơi vào những năm đại học nên câu hỏi đầu tiên sẽ là nên học ngành nào.


Nếu bạn muốn thành công nhanh và sớm và có ích cho xã hội, “make an impact” hay “change the world” thì việc phát triển những kỹ năng có ích càng sớm càng tốt sẽ là điều ưu tiên nên làm, đại học sẽ là nơi thích hợp để bắt đầu. Cho nên theo quan điểm của mình, dùng toàn bộ khoảng thời gian của bạn ở đại học để phát triển những kỹ năng thực tế và cần thiết cho công việc ngoài kia - đam mê có thể đến cùng lúc hoặc có thể đến sau thành công. Vậy ngành nào sẽ thực sự có ích cho real world ngoài kia:

Các ngành thiên về kỹ thuật và chuyên môn sẽ có ích hơn các ngành chung chung như quản trị kinh doanh.


Lý do:

  • Các ngành có yếu tố kỹ thuật trong đó thường sẽ dạy cho chúng ta cách để có thể làm cái gì đó thực sự cụ thể và chắc chắn và có ích cho thế giới này. Các ngành này cũng giúp chúng ta làm quen với những vấn đề khó và phức tạp từ những năm đại học và từ các trải nghiệm này khi ra ngoài thực tế chúng ta sẽ được trang bị tốt hơn khi đối mặt với các vấn đề khó khăn hay phức tạp.

  • Hầu hết các ngành có yếu tố kỹ thuật như engineering, physics (vật lý), toán học (mathematics) hay economics (kinh tế học) đều trang bị cho chúng ta khả năng tư duy, logic và cách thức sử dụng data - là những thứ cực kỳ có ích cho real world - nhất là một thế giới hiện đại và liên tục thay đổi như hiện nay.

  • Các ngành thiên về kỹ thuật cũng là một dấu hiệu chứng tỏ sự nghiêm túc, tập trung và có mục tiêu rõ ràng cụ thể của các nhân viên tiềm năng tương lai.

So với các ngành như quản trị kinh doanh thì mình nghĩ các ngành thiên về kỹ thuật sẽ chuẩn bị tốt hơn cho các bạn trẻ về các kỹ năng thực tế cần thiết và thực sự có ích khi các bạn bước ra khỏi nhà trường. Nếu bạn đang lo là chỉ học những ngành kỹ thuật không thì sẽ thiếu những kỹ năng cần thiết khác như soft skills thì đừng quá lo, mình sẽ cover phần các kỹ năng cần thiết bên dưới.


Các ngành kỹ thuật có thể kể đến như: engineering, physics, mathematics, economics hay logistics là một trong những ngành tốt có thể chọn lựa.


Đó là đại học, vậy còn sau đại học các bạn nên học ngành nào để bổ trợ tốt cho mình và giúp mình có khả năng phát triển sự nghiệp tốt hơn?


Thực sự mà nói thì khi các bạn có một bằng đại học tốt với một ngành tốt (như các ngành phía trên) thì theo mình là các bằng sau đại học là không cần thiết lắm vì bạn hoàn toàn có thể ra ngoài kia, rock the world và làm được hầu như tất cả mọi thứ chỉ với tấm bằng đại học - been there, done that.


Cho MBA: nếu bạn muốn mở rộng network và kết nối thì học MBA, còn muốn học về business thì cách tốt nhất là mở 1 cái business.


Note: những nhận định này được viết từ một người ủng hộ quan điểm tự học, và cũng không học thêm các chương trình học sau đại học nên mọi người đọc với tâm thế cân nhắc :) mình viết trên nhận định của mình, trên logic và reasoning có được từ những thứ mình thấy, take that for what it’s worth.


Các chương trình sau đại học nói như vậy không có nghĩa là vô ích, nhưng chúng ta nên biết cách kết hợp. Mình từng có 1 bạn nhân viên khá junior, bạn vào làm công ty từ lúc còn học năm tư, sau khi kết thúc 1 năm đi làm (cũng ở vị trí rất junior), bạn bắt đầu chuẩn bị học cao học cũng cho ngành của bạn và học cao hơn. Mình có hỏi là để làm gì khi bạn ấy nhờ mình xem qua cái thesis, bạn nói cũng không biết chắc nhưng nghĩ là nó sẽ tốt hơn cho sự nghiệp, wow - không nên làm vậy.


Về cách kết hợp để maximize tác dụng của tấm bằng sau đại học: luôn luôn kết hợp các bằng cấp practical & technical (engineering, physics, mathematics, economics) với các bằng general hay arts (MBA, BA, psychology etc.). Một bằng MBA cộng với một bằng Maths theo mình sẽ có giá trị hơn nhiều so với 1 bằng MBA cộng với một bằng BA cho đại học. Cũng giống như vậy, nếu chúng ta kết hợp Economics hay Logistics với Psychology hay Marketing thì sẽ cực kỳ có giá trị, và luôn không có đủ những người có các qualifications như vậy nên thường là nếu thấy mình sẽ tuyển ngay :D


Nếu đã chọn đi làm, thì đích nhắm cuối cùng có thể là trở thành 1 CEO. Và thường là CEO sẽ không phải là người giỏi nhất về 1 cái gì đó hay giỏi nhất về tất cả mọi thứ nhưng họ sẽ rất giỏi về 1 vài thứ, cho nên mình nghĩ là sự kết hợp trên cho khía cạnh giáo dục sẽ góp phần hỗ trợ cho chúng ta để đạt được mục tiêu cuối cùng này.

Note: cho các bạn chỉ muốn con đường thành công bình thường 1 cách trung bình thì có thể bỏ qua những cái này, chỉ cần cố gắng học tốt, kiếm một công việc bình thường, không làm gì quá đặc biệt và hạn chế các vấn đề. Nhưng nếu bạn muốn con đường đó thì mình tin là các bạn sẽ không có đủ kiên nhẫn để đọc đến đây, cho nên là đi tiếp ha.


Sau ngành học thì là trường học.


Không cần suy nghĩ quá nhiều, chọn trường tốt nhất có thể chọn cho ngành của bạn học và làm mọi cách để vào được các trường này, ví dụ như kỹ thuật thì là Bách Khoa, Kinh Tế thì là Đại Học Kinh Tế. Nếu có điều kiện thì đi du học và công thức cũng lặp lại, làm mọi cách có thể để vào được trường tốt nhất cho ngành của bạn, nếu là du học thì là tốt nhất thế giới cho ngành của bạn.


Sẽ có nhiều người nói là học đâu cũng được, chủ yếu là dựa vào chúng ta hay là cứ chọn những trường bình thường rồi có điểm cao như vậy thì hồ sơ sẽ tốt hơn. Nhưng nên nhớ là mục tiêu của chúng ta không phải là trở thành những người làm việc trung bình, chúng ta muốn tối đa hoá hiệu quả thời gian chúng ta dành cho việc học và không có gì tốt hơn là được học ở 1 trường tốt nhất có thể có cho ngành của chúng ta, lý do chỉ có 1: chúng ta được tiếp cận với những người giỏi nhất trong ngành và các cơ hội có thể gọi là tốt nhất trong ngành.


Nếu lỡ không may mắn có điểm đại học không tốt thì cứ vào một trường rồi làm mọi cách để có điểm tốt rồi chuyển sang trường tốt nhất của ngành bạn học. Nếu vẫn không làm được thì cố gắng hết sức để lấy tấm bằng tốt nhất bạn có thể lấy rồi bắt đầu học cao học trong trường tốt nhất cho ngành của bạn. Nếu thực sự nghiêm túc thì thậm chí là lúc bắt đầu đi học bạn học ở 1 trường bình thường nhưng khi kết thúc bạn sẽ có tấm bằng ở một trong những trường danh giá nhất trong ngành bạn học. Đây sẽ là một điểm cộng rất lớn cho hồ sơ của bạn bên cạnh lợi ích lớn nhất là (nhắc lại) được tiếp cận với những người giỏi nhất trong ngành và các cơ hội có thể gọi là tốt nhất trong ngành.


Note: hiện tại thì nhiều công ty đã linh hoạt hơn trong chuyện bằng cấp nhưng khả năng là còn xa lắm mới đến lúc mọi người hoàn toàn không thiên vị giữa người có bằng và không có bằng, cho nên nếu đã chọn con đường đi học thì làm cái tốt nhất có thể làm là lựa chọn đúng, chúng ta còn “make an impact” và “change the world” nữa, đúng không :)


Sau khi đã giải quyết xong phần ngành và trường, thì đến phần hấp dẫn tiếp theo là làm gì thêm khi đi học.


Một cách đơn giản, mục tiêu của bạn nên là sau khi tốt nghiệp đại học bạn sẽ có khoảng 1 năm đến 1.5 năm kinh nghiệm cho một công ty tốt trong ngành của bạn và 4 năm kinh nghiệm thực tế từ các công việc bạn có thể có với trường bạn học. Các hoạt động ngoại khoá có thể cộng thêm nhưng cơ bản đây sẽ là mục tiêu của tất cả các bạn nào muốn vừa ra trường là bay ngay, có việc làm và làm tốt được ngay - cũng là điều kiện tốt nhất có thể có để thành công sớm. Cách làm:


Cho các jobs ở trường: trường nào cũng có khá nhiều công việc cần sinh viên chung tay để làm, để ý và chọn những công việc có ích và thực tế bổ trợ cho ngành của các bạn, hay ít nhất là các kỹ năng có ích. Trợ giảng hay hỗ trợ nghiên cứu là các công việc có thể nghĩ đến. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều công tác khác bên đoàn, khoa, các câu lạc bộ, các kết nối khác của doanh nghiệp. Để ý một chút sẽ thấy rất nhiều, build 1 cái list và bắt đầu chọn rồi làm.


Kết hợp việc học tốt và hàng loạt công tác các bạn tham gia sẽ cho các bạn những lợi thế nhất định khi ứng tuyển vào các chương trình internship. Tuỳ vào khả năng của các bạn, nhưng theo mình thì chuẩn bị cho internship nên bắt đầu từ năm 2 và bắt đầu đi intern vào năm 3. Mục tiêu của chúng ta vẫn vậy, làm mọi cách để vào được các chương trình internship của các công ty tốt nhất trong ngành mà bạn theo đuổi. Có rất nhiều công ty liên tục tổ chức các buổi kết nối với nhà trường cho việc tuyển sinh, nên để ý và tham gia các sự kiện này. Mình có biết 1 vài bạn thậm chí còn đi sang trường khác để tham gia các hội thảo internship, một khi chúng ta đã muốn thì có rất nhiều cách có thể làm, ha.


Nếu thực sự nỗ lực và may mắn thì thậm chí trước khi ra trường thì đã có nhiều công ty đến tiếp cận và mời bạn về làm rồi.


Tất cả những việc khác ngoài các việc trên và việc cố gắng lấy điểm tốt theo mình là lãng phí thời gian và không cần thiết.


Quick recap, chúng ta đã cover được: nên học ngành gì, trường nào, và làm gì trong lúc học. Phần còn lại sẽ là những kỹ năng cần thiết để thành công.


Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo là chúng ta sẽ thành công là việc phát triển các kỹ năng cần thiết, và việc này không chỉ là làm lúc còn đi học mà còn phải làm liên tục sau khi ra khỏi trường. Tốt nhất là làm liên tục và cả đời.


Có 5 kỹ năng mình thấy cực kỳ quan trọng và nếu có thể phát triển được sớm (bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm bạn có được từ các phần trên) thì chúc mừng, bạn là một trong số rất ít những người có khả năng thực tế có thể đáp ứng được yêu cầu công việc và sẵn sàng để thành công và make an impact on the world. Nhưng trước hết, đi qua năm kỹ năng này để đảm bảo là bạn biết nó và có kế hoạch để phát triển nó.


1. Communications: giao tiếp có thể có nhiều dạng như nói hoặc viết, tuy nhiên chúng ta tạm gọi chung là giao tiếp. Một điều tốt của giao tiếp là hầu như tất cả mọi người đều không giao tiếp tốt - phần lớn là do họ không nghiêm túc dành thời gian để phát triển kỹ năng này và đó là cơ hội của chúng ta.

Nếu kiến thức của chúng ta là 10 điểm nhưng không thể truyền đạt hoặc diễn giải cho người khác hiểu thì khả năng là năng lực của chúng ta cũng chỉ được nhìn nhận ở khoảng mức 3 mà thôi. Mặt khác, nhiều người giao tiếp tốt đến mức họ chỉ biết có 5 nhưng lúc nào cũng được nhìn nhận như là chuyên gia. You get the point.

Hoặc là nhìn xung quanh, người làm về tài chính mà có kỹ năng giao tiếp sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với những người làm cùng chức năng nhưng không thể giao tiếp. Ví dụ rõ nhất là với những bạn engineer và các bạn làm về kỹ thuật - những người hay có suy nghĩ là thế giới này vận hành theo logic và tất cả những người khác sẽ hiểu những cái họ nói nếu áp dụng logic. Mình thích góc nhìn này, nhưng thực tế thì khác xa suy nghĩ và phức tạp hơn nhiều - cho nên mấy bạn làm về kỹ thuật hay tự hỏi là sao mình nói hợp lý vậy mà mấy ông vận hành với sales lại không hiểu, ha!

Có nhiều cách để phát triển kỹ năng này và tài liệu thì luôn có trên internet (google 1 cái là ra nhiều đến mức không thể đọc hết). Bạn có thể phát triển bằng cách giao tiếp nhiều hơn, học nhiều hơn, tham gia các khóa học giao tiếp - standup comedy hay public speaking là các khoá học tốt. Bên cạnh đó các bạn cũng nên đọc nhiều và rất nhiều, khả năng giao tiếp của bạn sẽ tăng đáng kể nếu bạn dành đủ thời gian để đọc.

Note: đầu tư thêm thời gian để học tiếng Anh. Nếu không có gì tốt hơn để làm thì việc học tiếng Anh để có thể đọc và tiếp thu được các kiến thức là một trong những khoản đầu tư có khả năng sinh lời cao nhất trong tất cả những thứ mình biết.

Khi bạn bước ra real world, sẽ rất khó để có thể làm bất cứ việc gì, từ phỏng vấn, thuyết trình, tranh luận hay change the world nếu như bạn không giao tiếp được tốt. Nhớ nhé.


2. Sales: những bạn không thích sales khoan lắc đầu. Sales ở đây không phải là bán cây viết này cho tôi trong 2 phút hoặc cố gắng mọi cách để đạt được doanh số - mặc dù cả 2 đều là những bài tập rất tốt và có ích - sales ở đây mình muốn nói đến là khả năng thuyết phục người khác về một thứ gì đó là tốt nhất cho họ, trong nhiều trường hợp mà họ không biết hoặc không nhận ra được điều đó cho đến khi chúng ta sales.


Ở góc nhìn này thì đây là khả năng tương tác với người khác và làm cho họ làm những điều mà bạn muốn với điều kiện là điều đó hợp lý và cũng cho họ những thứ mà họ mong muốn.


Cũng giống như communications, một điều may mắn là rất nhiều người không thích sales (có lẽ vì sales hay bị từ chối) - vậy thì những ai sales tốt đều cũng sẽ có lợi thế tốt hơn. Về mặt kỹ năng thì bên cạnh giao tiếp, Sales sẽ là kỹ năng tối quan trọng và có ích cho chúng ta không những là trong sự nghiệp và cho cả cuộc sống của chúng ta - có thể kể đến việc phỏng vấn, tuyển dụng, trình bày một ý tưởng, dự án, trao đổi với BA để có bản phân tích sớm hơn và thậm chí giúp chúng ta tỏ tình và kiếm được người yêu. Không quá để nói là hầu như tất cả mọi thứ chúng ta làm đều có 1 phần sales trong đó, chỉ là chúng ta không nhận ra.


Có nhiều cách để phát triển kỹ năng này, cách nhanh nhất vẫn là làm - sales thử. Tham gia vào các hoạt động cần kỹ năng giao tiếp và cần bán 1 cái gì đó: ví dụ như các hoạt động gây quỹ, bán sản phẩm để góp tiền mua quà cho trẻ em, bán tài liệu học etc. Tham gia vào các hoạt động của phòng sales trong thời gian thực tập cũng là một cách hay và là những trải nghiệm tốt cho chúng ta.


Ngoài ra, sales còn dạy cho chúng ta nhiều đức tính tốt như kiên nhẫn, chịu đựng và không sợ bị từ chối, là những thứ cực kỳ quan trọng khi bước ra ngoài real world. Không có gì để bàn cãi, học và phát triển kỹ năng sales, càng sớm càng tốt.


3. Finance:


Đây cũng là một trong những kỹ năng mình thấy là có ích nhất nhưng mọi người lại bỏ qua. Lập luận là không thích làm về tài chính do sợ toán, do nhiều con số khô cằn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình thì việc có kiến thức về tài chính như là các nguyên tắc tài chính, các bảng cân đối tài chính, ngân sách và kế hoạch tài chính, cấu trúc tổ chức hay equity và debt hay thị trường tài chính sẽ là một bổ trợ cực kỳ tốt cho chúng ta cho dù chúng ta làm ở bất kỳ ngành nghề nào.


Mình từng học nhiều về kế toán, tài chính và economics và thực tế thì nó giúp cho mình khi đi làm cực kỳ nhiều và đó cũng là một trong những kỹ năng giúp mình làm được những thứ mình làm nên rất khuyến khích mọi người đầu tư thời gian vào cho kỹ năng này.


Bên cạnh đó, rất ít người nào làm đến quản lý mà không có kỹ năng về tài chính. Chưa nói đến mức đó, nếu khả năng về tài chính và số quá tệ, khả năng là sẽ không ai giao cho chúng ta những công việc và vị trí quan trọng - welcome to real world.


Về khía cạnh cá nhân, trừ khi nào bạn xuất thân từ một gia đình cực kỳ giàu có, hầu hết tất cả chúng ta đều cần cân nhắc và quản lý về tài chính của mình - và việc này sẽ làm chúng ta mất rất nhiều thời gian nếu không có kỹ năng quản lý tài chính tốt. Có kỹ năng tốt về tài chính cũng sẽ giúp chúng ta sắp xếp được mọi thứ tốt hơn, đánh giá mọi thứ tốt hơn để ra các quyết định hiệu quả. Nhiều người mình thấy đi làm một thời gian mới thấy là mình cần thêm về kiến thức và kỹ năng về tài chính (thường là khi họ có cơ hội được promote lên một vị trí quan trọng có quản lý budget hay các công tác liên quan đến tài chính), rồi họ bắt đầu đi học và phát triển kỹ năng này, quá muộn - trong khi người khác nếu có chuẩn bị trước thì đã hoàn toàn sẵn sàng cho vị trí đó.


Một cách nhanh để phát triển kỹ năng này là tìm những người giỏi và hỏi họ, nhờ họ chỉ cho mình. Nếu bạn rất giỏi về khoa học và máy tính hay công nghệ thì cứ giao lưu với mấy bạn bên khoa tài chính kinh tế rồi trao đổi, chỉ học các ứng dụng hay và đổi lại bằng các kiến thức tài chính - lúc này sẽ thấy kỹ năng giao tiếp và sales quan trọng như thế nào ha. Thêm nữa có thể bắt đầu đọc các ấn phẩm về tài chính như WSJ hay FT hay The Economists, đọc liên tục trong 1 thời gian dài sẽ thẩm thấu và chúng ta sẽ biết rất nhiều thứ mà chúng ta cần biết. Về chi phí: cực kỳ rẻ, nhiều khi không bằng 1 ly trà sữa cho tạp chí. Giá trị: 10/10.


4. Management: chủ yếu ở đây là quản lý con người.


Có thể hỏi bất cứ anh chị nào có kinh nghiệm đi làm lâu năm, họ sẽ nói cho bạn khía cạnh khó nhất trong công việc là con người. Và để có thể làm được ở những vị trí tốt và thành công thì không thể nào tránh khỏi việc phải làm việc với con người, manage con người và lead những người này. Nên đây cũng sẽ là một kỹ năng sống còn với chúng ta.


Có nhiều cách có thể phát triển kỹ năng này, nhưng cơ bản là chủ động đặt bản thân bạn ra ngoài kia để có cơ hội tiếp xúc và làm việc với con người, để có cơ hội lead và quản lý họ. Ví dụ như khi đi học thì chúng ta có thể xung phong làm lớp trưởng hoặc lớp phó, khi có bài thuyết trình thì cứ xung phong làm trưởng nhóm, khi có idea gì đó thì cứ đề xuất rồi lập team rồi làm. Đặt bạn ở vị trí có thể phát triển kỹ năng này, rồi bạn sẽ có thể phát triển được.


Changing the world không thể làm một mình được, cho nên là cần thiết để có kỹ năng này trong hộp đồ nghề của chúng ta. Hoàn thiện kỹ năng này, càng sớm càng tốt.


5. Marketing


Mình ngồi suy nghĩ nhiều để chọn một kỹ năng còn lại có ích cho guide này và tất cả mọi câu trả lời đều chỉ về marketing, lý do:

  • Marketing có thể kết hợp và bổ trợ được cho tất cả các kỹ năng khác

  • Marketing sẽ giúp cho chúng ta biết thêm nhiều về human psychology (tâm lý con người)

  • Sẽ là 1 điểm cộng tốt cho kỹ năng giao tiếp của chúng ta

Chưa kể đến sự phát triển của content business hiện nay nữa, cho nên sẽ là thiếu sót rất lớn nếu thiếu kỹ năng này trên hành trang sự nghiệp của chúng ta.

Và đó là 5 kỹ năng mình nghĩ là quan trọng và cần thiết để giúp chúng ta maximize cơ hội thành công. Và như có chia sẻ, chúng ta sẽ phải liên tục phát triển các kỹ năng này vì việc học là việc cả đời cho nên là nếu bỏ qua thì sẽ chững lại và sẽ sớm tụt lại về phía sau.


Lời cuối cùng trước khi các bạn sẵn sàng bước sang real world là một lời nhắn nhủ của mình. Nếu bạn muốn trở thành 1 nhân viên, 1 quản lý xuất sắc và đạt đến thành công cũng như là đỉnh cao của sự nghiệp, bạn nên chuẩn bị tinh thần và những kỹ năng cần thiết sẵn sàng vì rất nhiều lúc bạn sẽ thấy mình ở trong tình huống mà bạn phải ra quyết định khi không có đủ thông tin, cùng với nhiều áp lực của thời gian, chưa kể đấu đá và chính trị của công ty. Rất nhiều lúc bạn sẽ làm sai và nhiều lúc những cái sai của bạn sẽ phải trả những cái giá rất đắt, và cũng sẽ có rất nhiều lúc bạn sẽ thấy mình cực kỳ stupid, sẽ thấy mình cực kỳ thiếu năng lực và không biết rất nhiều thứ. Sẽ luôn có những lúc như vậy. Đừng để nó làm lung lay bạn, cũng đừng sợ và hoài nghi bản thân, đó là một phần của của con đường mà chúng ta chọn, chúng ta sẽ vấp vài lần nhưng sẽ phải đứng dậy ngay và tiếp tục đi vì đó là cách đúng và cũng là cách duy nhất để có thể làm được những thứ chúng ta muốn làm. Bên cạnh 5 kỹ năng trên thì đây có thể là kỹ năng có giá trị nhất bạn có thể học trong đời, cố gắng học và master nó càng sớm càng tốt nhé.



 


Phần 3: Nên kiếm và join công ty nào khi ra trường để setup cho chúng ta có những thành công trong tương lai


Phần này mình định viết, nhưng thay vì viết mình sẽ làm một loạt những cuộc trao đổi, chia sẻ cũng như workshop để mọi người tự tìm kiếm và có câu trả lời cho mình. Hoặc nếu vẫn chưa trả lời được thì mình sẽ viết tiếp cũng chưa muộn :D Mọi người nhớ tham gia nhen.



 

Buy me a coffee if you find this piece of writing is helpful for you :) - do it here


1,193 views0 comments
My Newsletters
whoever seeks shall find - ai tìm thì sẽ thấy
Mình viết và gửi Newsletter mỗi tuần một lần vào Chủ Nhật. Mỗi newsletter sẽ b
ao gồm các chủ đề về phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân và các công cụ cần thiết để các bạn làm việc và sống tốt hơn.
10 phút đọc 1 tuần để có kiến thức về việc phát triển bản thân, sự nghiệp và làm cho cuộc s
ống mình tốt hơn nhe.

Subscribe để nhận ngay 1 bộ notion planning template bao gồm tất cả mọi thứ cần thiết để plan cho cuộc sống của mình nhé.

© 2023 by harvey tran

  • Facebook
  • LinkedIn
bottom of page