top of page

Speed (tốc độ) là cực kỳ quan trọng mà nhiều khi chúng ta hay không để ý.

Trong business, nếu các yếu tố khác bằng nhau (như market share, sản phẩm hay dịch vụ) - ai nhanh hơn người đó thắng.


Patience (kiên nhẫn) cũng rất quan trọng - kiên nhẫn với những cái chúng ta làm, kiên nhẫn với tầm nhìn, chiến lược cũng như mong muốn của chúng ta, kiên nhẫn với việc các nổ lực của chúng ta sẽ có được thành công sau này.




Và như vậy speed nếu kết hợp được với patience là cực kỳ tốt (và nguy hiểm). Ứng dụng:


  • Speed: cực kỳ nhanh trong các công tác chúng ta làm. Khách hàng email, email lại liền. Có task pending, xử ngay không cần đợi nhắc. Đồng nghiệp nhắn tin phát sinh vấn đề, lôi lại xử ngay tại bàn luôn. Project quá dài, lâu >> cắt bớt time. Để ý đến chất lượng tuy nhiên phải cực kỳ nhanh, hơn thua nhau chỗ này.

  • Patience: cho dài hạn, làm hết tất cả những gì chúng ta có thể làm rất nhanh rồi thì kiên nhẫn để thấy được kết quả.


Rất ít người làm được cả 2, nên rất ít người thành công. Rất khó nhưng khi chúng ta push được cả 2 extreme này, điều kỳ diệu sẽ xảy ra.

92 views0 comments

Hôm qua có cuộc họp quan trọng nhưng mình không có việc nên không tham gia được và để các bạn tự làm. Hôm nay hỏi lại thì vấn đề vẫn chưa được giải quyết vì có nhiều ý kiến, nhiều bên vẫn chưa thống nhất hay không đồng ý và không chốt được giải pháp. Mình hỏi sâu thêm thì mới thấy là mặc dù các lựa chọn được đề ra và cũng có phân tích nhưng chưa thực sự trọn vẹn và cũng không rõ ràng về phương hướng.


Nay mình cũng tham gia một meeting quan trọng của tuần và có 1 vấn đề nổi lên, rồi mọi người nhảy vào bàn tán sôi nổi. 5 phút trôi qua và chưa có kết quả gì đó không đủ thông tin, và cũng là mỗi người 1 suy nghĩ, 1 ý nên cũng khó đánh giá và thống nhất được. Mình phải dừng mọi người lại và hỏi là: chúng ta đang làm gì vậy mọi người, vấn đề cần giải quyết là gì, ai là người cần nghe và ai là người cần làm gì, và kết quả mong muốn là gì..? rồi trong meeting mình cũng nói là: em sẽ challenge mọi người rất nhiều trong thời gian tới về cách chúng ta tiếp cận và giải quyết vấn đề..


Sẽ rất khó để nói là ai đúng, ai sai và nên làm như thế nào nếu mỗi người có 1 hướng và góc nhìn và ý kiến và luận điểm khác nhau. Nhưng nếu chúng ta tập trung lại vào 1 điểm thôi thì mọi thứ sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Cho tất cả trường hợp đó chỉ cần nhớ và hỏi là:


“cách làm này sẽ tốt cho business như thế nào hay giá trị mà chúng ta tạo ra khách hàng thông qua việc làm này là gì?”


Làm như vậy thì chúng ta quy những cái rối răm về tranh luận ai đúng, ai sai, quy trình phức tạp như thế nào hay làm như vậy dễ cho team nào hay khó cho team nào về 1 tham chiếu duy nhất là giá trị. Giải pháp nào cho được nhiều giá trị hơn thì chúng ta chọn giải pháp đó, còn những giải pháp nghe có vẻ hay nhưng không chỉ ra được ọc hay không mang lại giá trị gì thì có thể cân nhắc không cần làm.


Cho nên với team mình, thì mình nhắc là trong những trường hợp khó, tranh luận sôi nổi, nóng bỏng, quyết liệt nhưng không đi đến đâu và bắt đầu lạc trôi thì nhớ là kéo mọi người lại, hỏi là: những cái chúng ta đang làm sẽ tạo ra giá trị gì cho business hay cho khách hàng của chúng ta? Rồi chọn cái tạo ra nhiều giá trị nhất, sẽ nhanh và hiệu quả hơn nhiều.

49 views0 comments

Chiều có bạn tâm sự với mình về vấn đề ABC bạn đang có trong công việc. Mình mới hỏi bạn đầu đuôi như thế nào, và cũng hỏi bạn là em đã trao đổi cái này với sếp của em chưa. Bạn nói là chưa, vì bạn cảm thấy sếp của mình không support mình mà nhiều khi có nhiều vấn đề với mình nên nếu có kể thì chỉ làm cho mọi thứ tệ hơn.


Rồi mình cũng hướng dẫn bạn 1 vài cách để tiếp cận nhưng mình cũng khuyên luôn là trừ khi bạn ấy không muốn làm tiếp nữa, còn trong trường hợp bạn vẫn thích công việc và muốn làm tiếp thì một trong những việc quan trọng nhất cần làm là xây dựng một mối quan hệ tốt với sếp của bạn ấy. Vì thực tế, nếu công tác này làm không tốt, và khi chúng ta mất đi sự hỗ trợ từ sếp của mình thì công việc sẽ cực kỳ khó khăn và ai cũng mệt.


Có 3 điểm có thể nhớ nhanh để xây dựng mối quan hệ công việc tốt với sếp:


1. Hiểu là sếp của bạn cũng là con người, cũng có cảm xúc, cũng phải báo cáo lên 1 sếp nào đó và phải chịu trách nhiệm cho performance của bạn. Nên cảm thông cũng là điều cần có.


2. Chấp nhận 1 sự thật là sếp của bạn sẽ là người lead và quản lý bạn. Vì 1 lý do nào đó như kỹ năng hay kinh nghiệm, công ty đặt sếp của bạn vào vị trí đó, mình nghĩ chúng ta nên tôn trọng việc này và nếu được có thể hạn chế những việc như là đánh giá sếp của bạn dỡ, không có năng lực hay bạn có thể làm tốt hơn etc.. vẫn có thể cạnh tranh bằng công việc và chứng mình được tuy nhiên đó là một con đường rủi ro (và cũng không hay để làm), outshine sếp của mình là một điểm nên hạn chế - cách tốt hơn có thể làm là cả 2 cùng lên :)


3. Làm tốt công việc của bạn và làm nó đúng thời hạn.

Đó là 3 điểm chính, 1 vài điểm khác có thể để ý như là: nêu lên ý kiến và sáng kiến, luôn chuẩn bị công việc 1 cách chỉnh chu, đừng làm lãng phí thời gian của sếp mình, gánh bớt vài vấn đề mà mình có thể giải quyết được, hỏi khi có vấn đề (vẫn tốt hơn là khi xong chuyện mới mang vấn đề lại sếp), teamwork tốt và lâu lâu hỏi thăm xem sếp ổn không thì càng tốt :)


Có vấn đề không trao đổi được với sếp và thậm chí là có vấn đề luôn với sếp mà không tháo gỡ được là một tình huống rất xấu và là 1 vị trí mà không một nhân viên nào muốn rơi vào. Cho nên là mình nghĩ là đối với các bạn trẻ cần lưu ý để hạn chế vấn đề này xảy ra ha.

74 views0 comments
My Newsletters
whoever seeks shall find - ai tìm thì sẽ thấy
Mình viết và gửi Newsletter mỗi tuần một lần vào Chủ Nhật. Mỗi newsletter sẽ b
ao gồm các chủ đề về phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân và các công cụ cần thiết để các bạn làm việc và sống tốt hơn.
10 phút đọc 1 tuần để có kiến thức về việc phát triển bản thân, sự nghiệp và làm cho cuộc s
ống mình tốt hơn nhe.

Subscribe để nhận ngay 1 bộ notion planning template bao gồm tất cả mọi thứ cần thiết để plan cho cuộc sống của mình nhé.

© 2023 by harvey tran

  • Facebook
  • LinkedIn
bottom of page