top of page

Mình thực sự nghĩ chúng ta dành quá ít thời gian để hướng dẫn hoặc train cho các bạn trẻ kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đối mặt với những vấn đề khó như xung đột, mâu thuẫn hay difficult conversations. Cho nên là nhiều lúc khó quá là cho qua luôn, cứ né tránh cho nên vấn đề ngày càng tệ đi. Mình nghĩ không phải là do các bạn tệ, mà đó là vấn đề đó khó thật và các bạn ấy không biết làm thế nào.


Nhớ lúc trước mình cũng có một vấn đề rất khó trao đổi và liên quan đến 2 bạn nhân viên của mình. Mình kéo cả 2 vào phòng và bắt đầu nói là:


“Hôm nay anh sắp xếp cuộc trao đổi này để nói về vấn đề X đang diễn ra. Anh nghĩ đây là một vấn đề rất khó để trao đổi, bản thân anh cũng hồi hợp vì vấn đề này anh cũng mới gặp lần đầu. Anh cũng lo là những điều anh sắp nói tiếp theo có thể làm cho mọi người khó chịu hay là mọi người sẽ nóng giận. Anh cũng lo là khi trao đổi về vấn đề này chúng ta sẽ bắt đầu không kiềm chế được và sẽ bắt đầu cãi nhau và làm cho mọi thứ tệ đi.


Nhưng anh thực sự nghĩ đây là 1 vấn đề quan trọng và cần được trao đổi và được giải quyết, và như vậy sự cần thiết của cuộc trao đổi này được thực hiện sẽ quan trọng hơn nỗi lo của anh về việc làm thế nào để cho mọi thứ hoàn hảo. Anh sẽ cần sự hỗ trợ của mọi người rất nhiều để mình có thể thực sự cùng nhau giải quyết cái này, mình có thể bắt đầu bằng cách nghe các bên chia sẻ để hiểu thêm về vấn đề..”


Đó là 1 cách để có thể bắt đầu một cuộc trao đổi khó, và nhiều lúc thì thực sự nó không khó như nhiều người nghĩ. Với sự tôn trọng, cởi mở và 1 mong muốn thực sự giải quyết vấn đề và làm cho mọi thứ tốt hơn, mình thực sự nghĩ chúng ta sẽ có thể trao đổi được tốt và người nghe cũng sẽ đón nhận và hỗ trợ chúng ta.


Chúng ta có 1 từ gọi là leader, thì có phải người đó nên lead, nên là người đi trước cho những cái không biết, cái khó khăn hay cái nguy hiểm, đúng không?

26 views0 comments

Khi đi làm và quan sát nhiều người, cho vấn đề lương bổng và cống hiến, mình thấy có 2 nhóm chính như sau:


1. Các bạn cảm thấy công ty không trả mức lương phù hợp với năng lực của các bạn, nên các bạn cũng chỉ làm tà tà thôi là được. Kiểu như chỉ cần làm 50% sức của mình thôi, hết việc hết giờ rồi thì về làm công chuyện khác, cần gì phải cố hết sức..


2. 1 nhóm khác thì luôn muốn hoàn thành tốt nhất công việc của mình mà công ty dường như trả hơi ít so với năng lực, nhóm này vì vậy cũng boăn khoăn là có nên làm như vậy không, vì như vậy thì có thiệt cho mình quá không, sao lại phải đẩy 150% sức lực làm gì?


Quan điểm của mình là nên chọn cách làm số 2 vì chỉ khi nào chúng ta push được giới hạn của bản thân thì mới thực sự phát triển tốt được.


Cách số 1 nghe thì có vẻ hay, hợp lý và có vẻ lời nhưng là rất nguy hiểm, vì khi chỉ làm 50% sức lực của mình thì lúc nào cũng kềm khả năng, chuyên môn của mình lại. Và chọn cách này rủi ro cao nhất là đánh mất bản thân mình, vì cũng dễ hiểu: nếu năng lực của bạn 10 điểm nhưng chúng ta cứ giới hạn lại và chỉ làm 4 hay 5, cuối cùng cái mà chúng ta có thể làm được, chỉ là 4 và 5 mà thôi.


Nên là mình nghĩ đã nhận công việc là làm hết sức và làm tốt hơn mong đợi nữa, như vậy cũng sẽ rất tốt cho bản thân chúng ta. Còn trường hợp còn lại, cái rủi ro lớn nhất là đánh mất bản thân của mình và đây là cái nguy hiểm nhất mà chúng ta cần tránh bằng mọi giá.


Mong mọi người luôn có quyết định tốt và phù hợp với sự đóng góp mình.

28 views0 comments

Cách tốt nhất để đạt được cái chúng ta muốn là biết chúng ta muốn gì, thử 1 bài tập nhỏ như sau:


Tưởng tượng 5 năm sau từ thời điểm bây giờ nếu chúng ta chăm sóc cho bản thân chúng ta, xây dựng bản thân chúng ta thành người mà chúng ta muốn, chúng ta sẽ muốn kết quả như thế nào?


- Chúng ta muốn có những người bạn như thế nào? Và chúng ta sẽ muốn bạn bè sẽ đối xử với chúng ta như thế nào?

- Chúng ta sẽ muốn có người yêu như thế nào?

- Chúng ta sẽ muốn có mối quan hệ với các thành viên trong gia đình như thế nào?

- Chúng ta sẽ muốn sức khỏe hay ngoại hình như thế nào?

- Chúng ta sẽ muốn trình độ, kiến thức hay kinh nghiệm của chúng ta sẽ như thế nào?

- Chúng ta sẽ muốn sự nghiệp, tài chính của chúng ta như thế nào?

- Chúng ta sẽ muốn cuộc sống của chúng ta như thế nào sau 5 năm nữa?


Nghiêm túc suy nghĩ và trả lời cho những câu hỏi này, sẽ cho chúng ta thấy nhiều cái mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến. Sau đó nghĩ tiếp xem những thứ, những hành động, thói quen hay công việc chúng ta đang làm có đưa chúng ta đến những thứ mà chúng ta muốn không. Nếu không thì sao vẫn cứ làm hoài. Rồi khi thời gian trôi qua, kết quả không như mong đợi lại vắt tay lên trán hỏi tại sao.


Đây là 1 bài tập mình nghĩ cực kỳ powerful mà chúng ta ai cũng nên làm, nó cực kỳ quan trọng nhưng rất ít ai làm nên rất ít người thành công trong những thứ mà họ muốn.


Cho nên, nếu có thời gian mình thực sự khuyên là nên ngồi xuống block hết mọi thứ xung quanh, lấy tờ giấy và cây viết ra ngồi làm. 60p thôi để có thể thay đổi mọi thứ theo hướng tốt hơn cho 60 - 70 năm tiếp theo. Cũng đáng để thử chứ ha.

45 views0 comments
My Newsletters
whoever seeks shall find - ai tìm thì sẽ thấy
Mình viết và gửi Newsletter mỗi tuần một lần vào Chủ Nhật. Mỗi newsletter sẽ b
ao gồm các chủ đề về phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân và các công cụ cần thiết để các bạn làm việc và sống tốt hơn.
10 phút đọc 1 tuần để có kiến thức về việc phát triển bản thân, sự nghiệp và làm cho cuộc s
ống mình tốt hơn nhe.

Subscribe để nhận ngay 1 bộ notion planning template bao gồm tất cả mọi thứ cần thiết để plan cho cuộc sống của mình nhé.

© 2023 by harvey tran

  • Facebook
  • LinkedIn
bottom of page