Một môi trường làm việc mà nhân viên dám nhìn nhận là mình không biết nhiều thứ và dám nhận lỗi của mình không phải là một môi trường yếu kém và không có năng lực, đó là môi trường văn hoá được chăm sóc kỹ lưỡng bởi những leader vô cùng support cùng để giúp cho người ta cảm thấy an toàn để chia sẻ, để take risk, để học và phát triển.
Psychological safety tại chỗ làm là rất quan trọng tuy nhiên chúng ta ít để ý và đầu tư, có lẽ cũng do lý do đó chúng ta có nhiều cái như quiet quitting, hay nhân viên thụ động, hay có hỏi gì cũng không ai nói hay phát biểu. Mình nói chuyện lần đầu tiên với 배소헌(Sohun) cho chủ đề Psychological safety khi bạn ấy share cách Google làm việc, cho những ai quan tâm thì mình đề xuất là nên tìm hiểu về chủ đề này, rất tốt cho bản thân chúng ta và công việc.
Call to action cho quản lý: hỏi thử xem có "an toàn" không thì thừa nhận lỗi lầm, nhận là mình không biết hay thiếu kiến thức, có an toàn không khi take risks và thất bại, có an toàn toàn không khi nói tất cả những điều cần nói. Hỏi bản thân mình thử xem có an toàn không khi làm tất cả những điều này tại tổ chức của mình, và nếu câu trả lời là không hay không chắc thì cần xem lại và có cách điều chỉnh để làm cho mọi thứ tốt hơn - cũng là để tạo một môi trường open, thoải mái và an toàn hơn (về tâm lý) cho tất cả nhân viên của mình.